Viêm quanh răng

(Nha chu)

TheoJames T. Ubertalli, DMD, Hingham, MA
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 05 2022

Viêm quanh răng là một bệnh viêm miệng mãn tính, phá hủy dần dần các răng hỗ trợ. Nó thường biểu hiện như viêm lợi ngày càng tồi tệ hơn và sau đó, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến lung lay răng và mất răng. Các triệu chứng khác rất hiếm gặp, ngoại trừ những bệnh nhân nhiễm HIV hoặc những người có áp xe phát triển, trong trường hợp đó đau và sưng là phổ biến. Chẩn đoán dựa trên khám, thăm dò quanh răng và chụp phim X quang. Điều trị bao gồm làm sạch răng đến dưới lợi kết hợp vệ sinh răng miệng cẩn thận tại nhà. Các trường hợp nặng có thể cần sử dụng kháng sinh và phẫu thuật.

Sinh lý bệnh viêm quanh răng

Viêm quanh răng thường phát triển khi viêm lợi, thường có nhiều mảng bám và vôi (sự kết tụ của vi khuẩn, cặn thức ăn, nước bọt và chất nhầy với muối canxi và photphat) bên dưới lợi, chưa được xử lý thích hợp. Trong viêm quanh răng, các túi lợi sâu có thể chứa các vi khuẩn gram âm, chúng gây hại nhiều hơn các vi khuẩn thường có trong viêm lợi. Nó thường liên quan đến A. Aggregatibacter actinomycetemcomitansactinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis, Eikenella corrodens, và nhiều vi khuẩn gram âm, nhưng nguyên nhân và ảnh hưởng không rõ ràng.

Các sinh vật gây ra sự giải phóng mạn tính các chất trung gian gây viêm, bao gồm cytokine, prostaglandin và các enzym từ bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. Quá trình viêm gây ảnh hưởng đến dây chằng nha chu, lợi, cement, và xương ổ răng. Dần dần lợi mất bám dính với răng, bắt đầu mất xương và túi quanh răng trở nên sâu hơn. Với sự mất xương tiến triển, răng có thể lung lay, và lợi bị tụt. Ở giai đoạn sau, răng di lệch là phổ biến và có thể mất răng.

Các yếu tố nguy cơ viêm quanh răng

Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được góp phần gây viêm quanh răng bao gồm:

Việc giải quyết các tình trạng này có thể cải thiện kết quả điều trị bệnh viêm quanh răng.

Phân loại viêm quanh răng

Học viện nha chu Hoa Kỳ (AAP) 2017 phân loại lại các bệnh và các tình trạng nha chu hiện nay để phân biệt 3 dạng viêm nha chu:

  • Viêm quanh răng loét hoại tử

  • Viêm quanh răng là một biểu hiện của bệnh hệ thống

  • Viêm quanh răng

Các tình trạng nha chu khác có trong chỉ định của AAP là áp xe nha chu, viêm nha chu liên quan đến tổn thương nội nha, tình trạng và dị tật do quá trình phát triển hoặc do mắc phải và các bệnh quanh mô cấy ghép.

Áp xe nha chu là các chỗ mưng mủ thường xảy ra trong túi tồn tại từ trước, đôi khi có liên quan đến dị vật bị đút nút vào Mô có thể bị phá hủy nhanh chóng, có nguy cơ mất răng.

Viêm nha chu liên quan đến tổn thương nội nha là tình trạng tổn thương phần liên kết giữa tủy răng và mô nha chu.

Trong các biến dạng và các tình trạng do mắc phải hoặc do quá trình phát triển, biến dạng khớp cắn, gây ra quá tải chức năng lên răng, cộng thêm mảng bám và viêm lợi có thể góp phần tiến triển một loại bệnh viêm quanh răng nhất định đặc trưng bởi các chỗ hổng dạng góc.

Viêm quanh răng loét hoại tử

Viêm quanh răng loét hoại tử là một bệnh tiến triển rất nhanh.

  • Hoại tử hoặc loét nhú

  • Chảy máu lợi

  • Đau

Viêm quanh răng loét hoại tử là một bệnh tiến triển rất nhanh. Nó thường được gọi là Viêm quanh răng liên quan đến HIV vì HIV là nguyên nhân phổ biến. Về mặt lâm sàng, nó giống viêm lợi loét hoại tử cấp kết hợp với viêm quanh răng tiến triển nhanh toàn bộ. Bệnh nhân có thể bị mất bám dính từ 9 đến 12 mm trong vòng 6 tháng.

Ở một số bệnh nhân, viêm cũng ở khoang miệng, gây viêm miệng hoại tử hoặc một biến thể đe dọa tính mạng, cam tẩu mã (viêm miệng hoại thư).

Viêm quanh răng là một biểu hiện của bệnh hệ thống

Viêm quanh răng là một biểu hiện của bệnh hệ thống được xem xét ở những bệnh nhân có mức độ viêm không cân xứng với mảng bám hoặc các yếu tố tại chỗ khác và bệnh nhân đó đang có bệnh hệ thống. Tuy nhiên, phân biệt có phải bệnh hệ thống gây ra viêm quanh răng hoặc làm tăng thêm viêm quanh răng do mảng hay không thường là khó khăn.

Các bệnh hệ thống liên quan đến các rối loạn về máu có thể biểu hiện như viêm quanh răng bao gồm

Các bệnh hệ thống liên quan đến rối loạn di truyền có thể biểu hiện như viêm quanh răng bao gồm

Viêm quanh răng

Phân loại trước đây (AAP, 1999) phân biệt giữa viêm nha chu mạn tính và viêm nha chu tiến triển. Tuy nhiên, mặc dù độ tuổi, tỷ lệ khởi phát và mức độ nặng của viêm nha chu thay đổi đáng kể, nhưng sinh lý học cơ bản hiện nay được công nhận là tương tự nhau và bằng chứng hiện tại không ủng hộ sự phân biệt như vậy. Mức độ nghiêm trọng của bệnh hiện được phân loại là giai đoạn I đến IV, và tỷ lệ tiến triển từ giai đoạn A đến C.

Viêm quanh răng có thể bắt đầu bất cứ nơi nào giữa thời thơ ấu và tuổi già. Khoảng 85% dân số mắc bệnh ở mức độ nhẹ, nhưng các trường hợp rất nặng gặp ở < 5% dân số.

Các yếu tố quan trọng

  • Số lượng mất sự gắn kết (của mô mềm vào răng)

  • Độ sâu của túi

  • Lượng xương mất đi khi chụp X-quang

Triệu chứng và Dấu hiệu Viêm quanh răng

Thường không đau trừ khi có nhiễm trùng cấp xảy ra trong một hoặc nhiều túi nha chu hoặc bệnh nhân đang có bệnh viêm quanh răng liên quan đến HIV. Khi ăn, thức ăn lèn vào túi lợi có thể gây ra đau. Đặc trưng bởi nhiều mảng bám và sưng, đỏ, chảy dịch. Lợi có thể nhạy cảm và dễ chảy máu, hơi thở có thể hôi. Nếu răng lung lay, đặc biệt là khi chỉ còn 1/3 chân răng nằm trong xương thì sẽ đau khi nhai.

Viêm quanh răng
Viêm quanh răng (mất mô nâng đỡ răng)
Viêm quanh răng (mất mô nâng đỡ răng)
Bức ảnh này cho thấy cận cảnh mất mô ở một người bị bệnh nha chu. Bệnh nha chu gây ra tình trạng mất mô nướu và mất xươ... đọc thêm

BÁC SĨ W. GREEN/CNRI/SCIENCE PHOTO LIBRARY

Viêm quanh răng
Viêm quanh răng
Ảnh này cho thấy nướu bị tụt và áp xe quanh răng (mũi tên) ở một người bị viêm quanh răng.

CNRI/SCIENCE PHOTO LIBRARY

Viêm quanh răng mạn tính
Viêm quanh răng mạn tính
Ảnh này cho thấy tình trạng viêm mô mềm mạn tính do mảng bám gây ra, dẫn đến mất mô nướu, mất hỗ trợ xương, răng lung l... đọc thêm

Hình ảnh do bác sĩ nha khoa Jonathan A. Ship cung cấp.

Chẩn đoán viêm quanh răng

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi cần chụp X-quang răng

Việc khám răng và lợi kết hợp với việc khám và đo độ sâu túi lợi thường là đủ để chẩn đoán. Các túi lợi sâu hơn 4 mm cho thấy bệnh viêm quanh răng.

X quang nha khoa cho thấy tiêu xương ổ răng bên cạnh túi nha chu.

Điều trị viêm quanh răng

  • Điều trị các yếu tố nguy cơ

  • Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng

  • Đôi khi sử dụng kháng sinh đường uống, đặt băng thuốc chứa kháng sinh, hoặc cả hai

  • Phẫu thuật hoặc nhổ răng

Điều trị các yếu tố nguy cơ như vệ sinh răng miệng kém, bệnh tiểu đường, và hút thuốc sẽ cải thiện kết quả.

Đối với tất cả các dạng viêm quanh răng, pha điều trị khởi đầu bao gồm lấy cao răng (làm sạch bằng dụng cụ bằng tay hoặc bằng siêu âm) và làm nhẵn chân răng (loại bỏ mô cement và ngà bệnh lý sau đó làm nhẵn chân răng) để loại bỏ mảng bám và cao răng. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tại nhà là cần thiết, bao gồm chải răng và dùng chỉ nha khoa cẩn thận để giúp làm sạch. Có thể bôi hoặc súc miệng bằng chlorhexidine. Nha sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các thao tác trên. Bệnh nhân được đánh giá lại sau 3 tuần. Nếu tại thời điểm này, túi lợi không sâu hơn 4mm thì chỉ cần điều trị bằng cách làm sạch định kỳ. Đôi khi cần tạo vạt lợi để có thể tiếp cận và làm sạch phần chân răng nằm sâu.

Nếu túi lợi sâu hơn thì có thể sử dụng kháng sinh toàn thân. Phác đồ chung là amoxicillin 500mg đường uống 3 lần một ngày trong 10 ngày. Ngoài ra, gel có doxycycline hoặc các vi cầu chứa minocycline có thể được đặt vào các túi lợi đơn lẻ và khó chữa. Những loại thuốc trên tiêu trong vòng 2 tuần.

Một phương pháp khác là phẫu thuật loại bỏ túi và tạo hình xương (phẫu thuật loại bỏ túi lợi) để bệnh nhân có thể làm sạch khi rãnh lợi bình thường. Ở một số bệnh nhân, phẫu thuật tái tạo và ghép xương được thực hiện để kích thích tăng trưởng xương ổ răng. Nẹp các răng lung lay và mài chỉnh bề mặt răng có thể cần thiết để loại bỏ sang chấn khớp cắn. Nhổ răng thường cần thiết trong những ca bệnh nặng. Kiểm soát các yếu tố hệ thống góp phần trước khi bắt đầu điều trị nha chu.

Chín mươi phần trăm bệnh nhân viêm quanh răng loét hoại tử do HIV (viêm quanh răng liên quan đến HIV) đáp ứng với điều trị phối hợp lấy cao răng và làm nhẵn chân răng, bơm rửa túi lợi bằng povidone-iode (nha sĩ bơm bằng bơm tiêm), súc miệng thường xuyên bằng chlorhexidine, sử dụng kháng sinh toàn thân, thường là metronidazole 250mg đường uống 3 lần/ngày trong 14 ngày.

Viêm quanh răng tiến triển nhanh khu trú đòi hỏi phải phẫu thuật nha chu và sử dụng kháng sinh đường uống (ví dụ, amoxicillin 500 mg 4 lần/ngày hoặc metronidazole 250 mg 3 lần/ngày trong 14 ngày).

Những điểm chính

  • Viêm quanh răng là một phản ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn trong mảng bám răng.

  • Có sự tiêu xương ổ răng, hình thành các túi lợi sâu, và thậm trí làm lung lay răng.

  • Điều trị bao gồm đến lấy cao răng và làm nhẵn chân răng, đôi khi phải sử dụng thuốc kháng sinh và/hoặc phẫu thuật.