Bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ

TheoLara A. Friel, MD, PhD, University of Texas Health Medical School at Houston, McGovern Medical School
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2023

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở mẹ (ví dụ: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường hô hấp) thường không phải là các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình mang thai, mặc dù một số bệnh nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục (viêm âm đạo do vi khuẩn và herpes sinh dục) ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ hoặc lựa chọn phương pháp sinh nở. Do đó, mục đích chính thường là sử dụng và tính an toàn của thuốc kháng khuẩn.

Tuy nhiên, một số nhiễm trùng ở mẹ có thể gây hại cho thai nhi, như trong các trường hợp sau:

Nhiễm HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc khi sinh. Khi người mẹ không được điều trị, nguy cơ lây truyền khi sinh khoảng 25 đến 35%.

Bệnh do legionella phổ biến hơn trong quá trình mang thai. Nhiễm Listeria làm tăng nguy cơ

Bệnh do listeria có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc khi sinh.

Viêm âm đạo do vi khuẩn và có thể là nhiễm chlamydial sinh dục gây

Các xét nghiệm cho những nhiễm trùng này được thực hiện trong các lần khám tiền sản thông thường hoặc nếu các triệu chứng phát triển.

Herpes sinh dục có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh. Nguy cơ là đủ cao để chỉ định mổ lấy thai được ưu tiên trong các tình huống sau:

  • Khi phụ nữ có tổn thương herpes nhìn thấy được

  • Khi những phụ nữ có tiền sử bệnh nhiễm trùng và các triệu chứng tiền triệu trước đó tăng lên trước khi chuyển dạ

  • Khi nhiễm trùng herpes xảy ra lần đầu tiên trong tam cá nguyệt thứ 3 (khi phát hiện có virut ở cổ tử cung khi sinh con)

Nếu không nhìn thấy tổn thương hay không có các triệu chứng tiền triệu trước đó, nguy cơ thấp ngay cả ở phụ nữ bị nhiễm trùng tái phát, thì có thể sinh đường âm đạo. Nếu phụ nữ không có triệu chứng, việc xét nghiệm cấy trước sinh không giúp xác định những người có nguy cơ lây truyền. Nếu phụ nữ bị nhiễm trùng herpes tái phát trong thời kỳ mang thai nhưng không có các yếu tố nguy cơ lây truyền khác, đôi khi có thể gây chuyển dạ để đẻ ở giữa các đợt tái phát. Khi sinh đường âm đạo, nuôi cấy virut herpes sinh dục từ cổ tử cung và trẻ sơ sinh được thực hiện. Acyclovir (uống và bôi tại chỗ) có vẻ an toàn trong thai kỳ.

Thuốc kháng khuẩn

Điều quan trọng là tránh sử dụng thuốc kháng khuẩn cho bệnh nhân có thai trừ khi có bằng chứng mạnh mẽ về nhiễm khuẩn. Sử dụng bất kỳ chất kháng khuẩn nào trong thời kỳ mang thai nên dựa trên việc liệu những lợi ích có vượt trội hơn nguy cơ, thay đổi theo thai kì (xem Thuốc Có Tác Dụng Ngoại Ý Trong Thời Kỳ Mang Thai để biết các tác dụng phụ cụ thể). Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các phương pháp điều trị khác cũng được xem xét.

Aminoglycoside có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai để điều trị viêm thận và viêm màng ối, nhưng cần phải được theo dõi cẩn thận để tránh tổn thương mẹ hoặc thai nhi.

Cephalosporin thường được cho là an toàn.

Chloramphenicol, ngay cả với liều lượng lớn, cũng không gây hại cho bào thai; tuy nhiên, trẻ sơ sinh không thể chuyển hoá được chloramphenicol, và kết quả là lượng thuốc trong máu cao có thể dẫn đến sự sụp đổ của tuần hoàn (hội chứng bé màu xám). Chloramphenicol hiếm khi được sử dụng ở Mỹ.

Fluoroquinolone không được sử dụng trong thai kỳ; chúng có khuynh hướng liên kết mật thiết với xương và sụn khớp và do đó có thể có những tác động bất lợi đến cơ xương.

Macrolide thường được coi là an toàn.

Metronidazole sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất được coi là gây tranh cãi; tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu, không thấy tác dụng gây quái thai hay đột biến.

Nitrofurantoin không được cho là gây ra dị dạng bẩm sinh. Chống chỉ định dùng khi gần đến ngày đẻ vì nó có thể gây thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh.

Penicillin thường được coi là an toàn.

Sulfonamid thường an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, các sulfonamid tác động lâu dài đi qua nhau thai và có thể thay thế bilirubin từ các vị trí liên kết. Những loại thuốc này thường được tránh sau khi mang thai 34 tuần vì nguy cơ gây vàng da nhân.

Tetracycline đi qua nhau thai và tập trung và tích trữ trong xương và răng của bào thai, nơi chúng kết hợp với canxi và làm suy yếu sự phát triển thuốc tác dụng không mong muốn khi mang thai; chúng không được sử dụng từ giữa đến cuối thai kỳ.

Những điểm chính

  • Nhiễm trùng mẹ thường gặp nhất (ví dụ UTI, da và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp) thường không phải là vấn đề nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai.

  • Nhiễm trùng mẹ có thể gây hại cho thai nhi bao gồm nhiễm trùng virut cytomegalo, nhiễm trùng virut herpes simplex, rubella, toxoplasmosis, viêm gan B và giang mai.

  • Chỉ cung cấp thuốc kháng khuẩn cho bệnh nhân có thai khi có bằng chứng mạnh mẽ về nhiễm khuẩn và chỉ khi lợi ích của điều trị cao hơn nguy cơ, thay đổi theo thai kỳ.