Các vết cắn do nhện

TheoRobert A. Barish, MD, MBA, University of Illinois at Chicago;Thomas Arnold, MD, Department of Emergency Medicine, LSU Health Sciences Center Shreveport
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 01 2022

Hầu hết trong số 40.000 loài nhện đều độc. Tuy nhiên, nanh của hầu hết các loài là quá ngắn hoặc quấ yếu để xuyên qua vào da. Các ảnh hưởng toàn thân nghiêm trọng thường xảy ra nhất với các vết cắn từ

  • Nhện nâu: Các loài nhện màu nâu: nhện violin, nhện ẩn dật nâu, nhện nâu recluse (Loxosceles sp)

  • Nhện góa phụ: Góa phụ đen (Latrodectus sp), góa phụ nâu (L. geometricus)

Nhện nâu có mặt ở vùng Trung Tây và Nam Trung Mỹ, không có ở ven biển và biên giới với Canada, trừ khi chúng được lan tràn qua quần áo và hành lý. Loài nhện góa phụ đen có mặt ở khắp Hoa Kỳ. Sự phân bố của nhện góa phụ nâu gần đây đã lan rộng từ Florida đến tất cả các tiểu bang Gulf Coast. Một số loài nhện độc khác (ví dụ, Pamphobeteus, Cupiennius, Phoneutria) không có nguồn gốc ở Hoa Kỳ nhưng có thể được nhập vào thông qua các sản phẩm hàng hóa hoặc các vật liệu khác hoặc thông qua thị trường mà nhện được coi như một loài vật nuôi mới lạ. Nhện cắn gây ra < 3 ca tử vong/năm ở Mỹ, thường ở trẻ em.

Chỉ một vài loại nọc nhện được nghiên cứu cụ thể. Có ý nghĩa quan trọng nhất là những người có

  • Các thành phần gây hoại tử trong nọc độc (trong nhện nâu và một số nhện nhà)

  • Các thành phần gây độc thần kinh trong nọc (ở nhện góa)

Sphingomyelinase D là thành phần protein có vẻ như chịu trách nhiệm cho hầu hết các hiện tượng phá hủy mô và xuất huyết gây ra bới nhiễm độc nhện nâu. Thành phần độc nhất của nọc độc nhện góa phụ có lẽ là một peptide, alpha-latrotoxin, ảnh hưởng đến sự truyền dẫn thần kinh cơ.

Các triệu chứng và dấu hiệu của nhện cắn

Nhện nâu vết cắn phổ biến nhất ở Mỹ. Một số vết cắn ban đầu không đau, nhưng đau luôn xuất hiện trong vòng 30 đến 60 phút trong mọi trường hợp, và có thể rất nghiêm trọng và lan rộng toàn bộ chi. Khu vực vết cắn có các hiện tượng xung huyết, xuất huyết và có thể ngứa. Ngứa toàn thân cũng có thể xuất hiện. Một mụn nước trung tâm có thể hình thành tại vết cắn, thường được bao quanh bới vết xuất huyết (hình bia bắn). Tổn thương này có thể rất giống với viêm da mủ hoại thư. Mụn nước trung tâm trở nên lớn hơn, chứa máu, sau đó vỡ ra để lại vết loét. Vảy đen hình thành trên vết loét và cuối cùng bong ra.

Hầu hết các vết cắn chỉ để lại sẹo nhỏ tại chỗ, nhưng một số lại gây ra sự phá hủy mô rất sâu, có thể ảnh hưởng đến lớp cơ. Loxoscelism, một hội chứng nhiễm độc hệ thống, có thể không được phát hiện cho đến 24 đến 72 giờ sau khi bị cắn và không phổ biến, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các tác dụng toàn thân (như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn ói, đau khớp, đau cơ, phát ban toàn thân, co giật, tụt huyết áp, đông máu rải rác lòng mạch, giảm tiểu cầu, tan máu, suy thận).

Nhện góa phụ vết cắn thường gây ra đau ngay lập tức, đau kiểu đau nhói. Đau có thể được mô tả như cảm giác tê bì, và có thể không tương xứng với tổn thương trên lâm sàng. Trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc nọc độc, có thể cảm giác đau trở thành cố định, liên tục, vã mồ hôi, đỏ da, và nổi da gà tại vết cắn. Đôi khi có các triệu chứng của các cơ quan xa và/hoặc toàn thân.

Nhiễm nọc nhện góa được phân loại thành các mức nhẹ, trung bình và nặng.

  • Nhẹ: Đau giới hạn ở chỗ cắn, các dấu hiệu sinh tồn bình thường

  • Trung bình: Vã mồ hôi và nổi da gà ở khu vực vết cắn, đau do co các cơ thân mình, dấu hiệu sinh tồn bình thường

  • Nặng (còn được gọi là latrodectism): Vã mồ hôi ở các vị trí xa vết cắn; đau do co mạnh nhiều nhóm cơ lớn của thân mình; cao huyết áp và nhịp tim nhanh; thường nhức đầu, buồn nôn, và nôn

Latrodectism, hội chứng toàn thân do các thành phần gây độc thần kinh trong nọc gây ra bởi vết cắn của nhện góa phụ, biểu hiện như bồn chồn, lo lắng, đổ mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, tăng huyết áp, tăng tiết nước bọt, suy nhược, phát ban lan tỏa, ngứa, sụp mi, phù, suy hô hấp, tăng nhiệt độ da trên vùng bị ảnh hưởng, đau quặn và co cứng cơ ở bụng, vai, ngực và lưng. Đau bụng có thể ở mức độ nặng và giống như đau bụng cấp trong ngoại khoa, trong bệnh dại hay uốn ván. Các triệu chứng thường hết sau khoảng 1 đến 3 ngày, nhưng những cơn co cơ, hiện tượng dị cảm, cảm giác lo lắng, mệt yếu có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.

Tarantula vết cắn rất hiếm xuất hiện và không độc với các loài tarantulas ở bắc và nam Mỹ (loài mới). Tuy nhiên, sự kích động của con nhện có thể khiến nó ném các sợi lông giống như kim. Các sợi lông giống như các dị nguyên trong da và mắt và có thể kích hoạt giải phóng các hạt trong tế bào mast và gây ra phản ứng phản vệ (ví dụ, nổi mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, tụt huyết áp) ở những người nhạy cảm, thường là những người nuôi vật nuôi, tiếp xúc với nhện hàng ngày. Các loài Tarantula có nguồn gốc từ các lục địa không thuộc châu Mỹ ("Old-World " giống nhện) được thỉnh thoảng giữ như vật nuôi. Chúng hung dữ hơn những loài tarantulas mới, không có các sợi lông giống mũi kim, nhưng có thể có độc.

Chẩn đoán nhện cắn

  • Đánh giá lâm sàng

  • Xem xét kỹ lưỡng các chẩn đoán phân biệt

Nhện cắn thường bị đánh giá sai bởi bệnh nhân. Chẩn đoán thường được nghĩ đến dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu thực thể, nhưng để có thể chẩn đoán xác định là rất hiếm bởi vì nó đòi hỏi phải xác nhận được vết cắn, nhận dạng được con nhện (con nhện thường hiếm khi được mang đến nguyên vẹn) và loại trừ được các nguyên nhân khác.

Ở các khu vực không có phù, vết cắn do nhện nâu không nên được đưa ra chẩn đoán nếu không nhận dạng được con nhện. Nhiều bệnh nhân đã bị nhận định không đúng các nhiễm khuẩn trên da rất thông thường do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) kháng methicilin (MRSA) thành vết cắn do nhện nâu recluse. Những nhiễm trùng như vậy nên được loại trừ, cũng như các tình trạng khác giống như vết cắn của nhện (xem bảng Rối loạn giống như vết cắn của nhện). Các trường hợp nặng của trúng nọc độc nhện latrodectus nên được phân biệt với đau bụng cấp tính, bệnh dại hoặc uốn ván.

Nhện được xác định theo vị trí và đánh dấu. Nhện góa phụ sống ngoài trời trong không gian được bảo vệ (ví dụ: cọc đá, đống củi, đống rơm, nhà kho) và có một hình đồng hồ cát màu đỏ hay da cảm ở vùng bụng. Nhện nâu sống trong nhà hoặc trong không gian được bảo vệ (ví dụ ở trong chuồng trại, gác xép, cọc gỗ, đằng sau đồ đạc, dưới ván lót) có hình giống như đàn violin ở vùng lưng, kéo dài từ mắt đến thân mình. Dấu hiệu này có thể khó nhận ra ngay cả khi thấy nhện còn nguyên vẹn.

Bảng

Điều trị nhện cắn

  • Chăm sóc vết thương hàng ngày

  • Trì hoãn việc cắt bỏ vết nhện nâu cắn

  • Opioid tiêm truyền, benzodiazepine và thuốc kháng nọc độc đối với những vết cắn nặng và đôi khi ngay cả với vết cắn trung bình của nhện góa phụ

Điều trị chung cho tất cả các vết cắn của nhện bao gồm làm sạch vết thương, chườm đá để giảm đau, kê cao chi, dự phòng uốn ván (xem bảng Dự phòng uốn ván trong xử trí vết thương định kỳ) và theo dõi. Hầu hết các phản ứng tại chỗ đều đáp ứng với các biện pháp này.

Với các vết cắn do nhện nâu, hạn chế sự can thiệp thêm vào quy chăm sóc vết thương tiêu chuẩn và các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng thường rất thận trọng:

  • Các tổn thương loét nên được làm sạch hàng ngày và cắt lọc khi cần thiết; kháng sinh dạng bôi (như polymyxin/bacitracin/neomycin) có thể được sử dụng.

  • Tổn thương mày đay có thể điều trị bằng kháng histamine, corticosteroid dạng bôi hoặc kết hợp cả hai.

  • Các vết thương hoại tử do nhện nâu cắn nên được làm sạch và băng bó. Phẫu thuật cắt bỏ, nếu cần, nên được trì hoãn cho đến khi khu vực hoại tử được xác định đầy đủ, quá trình này có thể mất vài tuần.

Không có can thiệp nào được chứng minh là làm giảm tình trạng bệnh hoặc cải thiện kết quả sau khi bị nhện nâu cắn. Các lựa chọn điều trị chưa được nghiên cứu kĩ còn gây nhiều tranh cãi và rất có thể sẽ gây hại. Dapsone (ví dụ, 100 mg/ngày đường uống cho đến khi tình trạng viêm được kiểm soát) thường được cho là có thể dùng cho vết loét > 2 cm, nhưng lợi ích của nó không được chứng minh và tan máu liên quan đến liều điều trị hầu như luôn xuất hiện; giảm bạch cầu hạt, suy tủy và methemoglobin đã được ghi nhận. Tetracycline đã được đề xuất để ngăn ngừa hoại tử da do nọc độc nhện nâu nhưng hiệu quả vẫn chưa được chứng minh. Corticosteroid, colchicine, nitroglycerin, liệu pháp sốc điện và phẫu thuật cắt bỏ không có giá trị.

Với nhện góa phụ, cần phải chăm sóc y tế nếu các triệu chứng vừa hoặc nặng; điều trị ban đầu là opioid tiêm tĩnh mạch và benzodiazepine. Đau cơ và co thắt cơ do vết cắn của nhện góa phụ phản ứng kém với thuốc giãn cơ và canxi.

Nhiễm độc có triệu chứng cần được điều trị tích cực ngay từ đầu. Đã có kháng nọc độc được làm từ ngựa, và kháng thể F (ab)2 kháng nọc độc hiện đang được nghiên cứu. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của một nhà độc học trước khi đưa ra thuốc chống độc. Vì tử vong do nọc độc nhện góa phụ là rất hiếm nên trước đây, thuốc kháng nọc độc được giữ để điều trị chỉ cho những bệnh nhân cao tuổi hoặc có các bệnh lí kèm theo. Nhưng vì các triệu chứng có thể tồn tại trong vài tuần hoặc vài tháng, thuốc kháng nọc độc đang được sử dụng rộng rãi hơn, ví dụ trong trường hợp nhiễm độc nặng và đôi khi cả các trường hợp trung bình. Thuốc kháng nọc độc hiệu quả nhất khi sử dụng sớm, nhưng vẫn có thể có hiệu quả đến 36 giờ sau khi bị cắn. Đáp ứng trên lâm sàng thường rất tốt. Liều cho loại thuốc kháng nọc độc có nguồn gốc từ ngựa cho trẻ em và người lớn là 1 lọ (6000 đơn vị) tiêm tĩnh mạch trong 50 mL nước muối thông thường, thường trong 15 phút. Mặc dù nhà sản xuất khuyến cáo nên thử nghiệm da trước khi sử dụng chất kháng nọc độc, thử nghiệm không phải lúc nào cũng dự đoán được các phản ứng có hại như sốc phản vệ cấp tính và không còn được khuyến khích thực hành.

Tất cả các vết cắn do loài tarantula đều được điều trị tích cực.

Những điểm chính

  • Nhện nâu (ví dụ, violin, fiddleback, nâu recluse-Loxosceles sp) có mặt ở vùng Trung Tây và Nam Trung Mỹ, không có ở ven biển và biên giới Canada.

  • Nhện góa phụ (ví dụ nhện góa phụ đen – loài Latrodectus) có mặt khắp Hoa Kỳ.

  • Các vết cắn do nhện nâu có khuynh hướng gây đau (đôi khi xuất hiện sau 30 đến 60 phút), ban đỏ, xuất huyết, hình thành mụn nước, đôi khi có loét xung quanh.

  • Vết cắn do nhện góa phụ ngay lập tức gây đau, biểu hiện tại chỗ hay toàn thân, như co rút cơ, vã mồ hôi, tăng huyết áp và nhịp tim nhanh, cảm giác mệt yếu.

  • Chẩn đoán nhện cắn (thường bị nghi ngờ bởi bệnh nhân) trên lâm sàng.

  • Đối với vết cắn do nhện nâu, chăm sóc vết thương, xử trí triệu chứng tại chỗ, và đôi khi phải trì hoãn cắt bỏ.

  • Đối với vết cắn của nhện góa phụ, sử dụng biện pháp chăm sóc vết thương, xử trí triệu chứng tại chỗ, và đôi khi có thể dùng opioid tiêm truyền, benzodiazepine và thuốc kháng nọc độc.