Tiếp cận với chấn thương thể thao

TheoPaul L. Liebert, MD, Tomah Memorial Hospital, Tomah, WI
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2023

Tham gia chơi thể thao luôn có nguy cơ chấn thương.

Thông thường, chấn thương thể thao có thể được chia thành

Nhiều chấn thương (như gãy xương, trật khớp, đụng dập phần mềm, chấn thương do vật tù, bong gân, giãn dây chằng) không phải chỉ gây ra bởi chấn thương thể thao mà còn do các hoạt động khác ngoài thể thao như tai nạn. Những chấn thương này được mô tả trong phần khác của CẨM NANG. Tuy nhiên, vận động viên có thể cần phải thay đổi các kỹ thuật chơi chưa đúng có khuynh hướng gây chấn thương hoặc cần nghỉ thời gian vừa đủ để hồi phục sau chấn thương thể thao.

(Xem thêm Sàng lọc việc tham gia thể thao và gãy xương.)

Chấn thương do thi đấu quá sức

Tập luyện quá mức là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương thể thao, đây là ảnh hưởng tích lũy khi sử dụng quá mức lặp đi lặp lại đối với cấu trúc giải phẫu. Điều đó gây ra chấn thương cho cơ, dây chằng, sụn, bao hoạt dịch, cân, xương. Nguy cơ chấn thương khi tập luyện quá mức phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố cá nhân và bên ngoài.

Các yếu tố cá nhân của bệnh nhân bao gồm

  • Mệt cơ và thiếu linh hoạt

  • Lỏng khớp

  • Chấn thương trước đó

  • Mất trục của xương

  • Chân không đối xứng

Các yếu tố bên ngoài bao gồm

  • Lỗi đào tạo (ví dụ tập luyện mà không có đủ thời gian hồi phục, thừa cân, tập một nhóm cơ mà không tập cơ đối lập và sử dụng rộng rãi mô hình di chuyển giống nhau)

  • Điều kiện môi trường (ví dụ, chạy quá mức trên đường chạy nghiêng tròn hoặc đường chạy hẹp - gây ra lực tác động lên chi không đồng đều)

  • Các đặc điểm của thiết bị đào tạo (ví dụ như các chuyển động bất thường hoặc không quen thuộc, chẳng hạn như các động tác được thực hiện trong khi huấn luyện viên hình elip)

Người chạy bộ có thể chấn thương sau khi chạy quá nhanh và trong quãng đường dài. Người bơi sấp có thể bị chấn thương do tập quá mức đặc biệt là ở vai, bộ phận di chuyển nhiều nhất.

Chấn thương do vật tù

Chấn thương thể thao do vật tù có thể đụng dập mô mềm, chấn động và gãy xương. Cơ chế chấn thương thường liên quan đến va chạm với động viên khác hoặc bị đập bằng vật cứng (ví dụ cản người trong bóng đá hoặc gậy trong khúc côn cầu), hoặc ngã hoặc đánh trực tiếp (ví dụ trong môn quyền anh hoặc võ thuật).

Bong gân và căng cơ

Bong gân là khi tổn thương dây chằng, và căng cơ là do chấn thương cơ (xem thêm tổng quan về bong gân và chấn thương mô mềm). Điển hình xảy ra đột ngột, mạnh mẽ thường gặp trong tập chạy, đặc biệt khi chuyển hướng chạy đột ngột (ví dụ né người trong khi đá bóng). Những chấn thương như vậy cũng hay gặp trong huấn luyện thể lực, khi một người nhanh chóng giảm tốc hơn là từ từ chạy chậm có sự kiểm soát sức cơ liên tục.

Các triệu chứng và dấu hiệu của chấn thương thể thao

Chấn thương luôn gây đau, từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu có thể không có hoặc biểu hiện phối hợp của phù nề phần mềm, đỏ da, nóng chi, điểm đau, bầm tím, mất vững mà mất tính di động.

Chẩn đoán chấn thương thể thao

  • Bệnh sử và khám lâm sàng

  • Đôi khi sử dụng các thăm dò hình ảnh

Chẩn đoán bao gồm hỏi tiền sử và khám lâm sàng. Bệnh sử tập trung vào cơ chế chấn thương, hoạt động thể chất quá sức, chấn thương trước đó, thời điểm khởi phát đau, thời gian kéo dài cơ đau và hướng lan cơn đau trước và sau tập luyện. Hỏi bệnh nhân về tiền sử dùng kháng sinh nhóm quinolne vì có thể dẫn tới đứt gân. Xét nghiệm chẩn đoán (ví dụ, chụp X-quang, siêu âm, CT, MRI, điện cơ) và giới thiệu đến chuyên gia nếu cần.

Điều trị chấn thương thể thao

  • Bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao chi (PRICE).

  • Thuốc giảm đau

  • Đào tạo chéo

  • Dần trở lại hoạt động

PRICE

Điều trị ngay lập tức trong chấn thương thể thao bằng nguyên tắc PRICE:

  • Bảo vệ (protection)

  • Nghỉ ngơi

  • Chườm lạnh (ice)

  • Băng ép (compression)

  • Nâng cao chi (elevation)

Bảo vệ bao gồm nghỉ ngơi và khi thích hợp, bất động (ví dụ: nẹp) phần bị thương để ngăn ngừa tổn thương thêm.

Nghỉ ngơi cũng ngăn ngừa tổn thương thêm và giảm sưng nề.

Chườm lạnh (hoặc túi chườm lạnh thương mại) làm co mạch và làm giảm sưng, viêm và đau phần mềm. Đá và túi lạnh không nên được áp trực tiếp vào da. Đá được bọc bằng túi hoặc khăn. Không nên chườm lạnh quá 20 phút. Vải đàn hồi có thể quấn quanh một túi nhựa kín chứa đá để chườm đúng chỗ.

Băng chun chi tổn thương để giảm nề và đau. Không cuốn băng quá chặt sẽ gây sưng, phù nề ngọn chi.

Vị trí tổn thương nên được đưa cao trên mức tim để tăng tuần hoàn máu theo trọng lực do đó giúp giảm sưng và giảm đau. Lý tưởng là máu dẫn lưu từ toàn bộ cơ quan chấn thương đi từ cao xuống thấp về tim (ví dụ chấn thương bàn tay và khuỷu thì bàn tay phải được nâng cao. Chườm lạnh và nhấc cao chi tổn thương dùng liên tục trong 24h đầu sau chấn thương.

Kiểm soát đau

Kiểm soát đau bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, thông thường là acetaminophen hoặc NSAID. Nên tránh sử dụng NSAID ở những bệnh nhân suy thận, mất nước, rối loạn đông máu hoặc có tiền sử hen suyễn do aspirin, viêm dạ dày hoặc bệnh loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu đau vẫn tiếp diễn > 72 giờ sau một chấn thương có vẻ nhỏ, nên giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để đánh giá các chấn thương khác hoặc các chấn thương nặng hơn. Những chấn thương này phải được điều trị đúng (ví dụ, bất động, đôi khi dùng corticosteroid đường uống hoặc tiêm).

Corticosteroid nên chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết vì thuốc có thể gây chậm liền mô mềm và đôi khi làm yếu gân, cơ. Tần suất tiêm corticosteroid nên để bác sĩ chuyên khoa quyết định vì việc tiêm quá nhiều làm tăng nguy cơ thoái hóa mô, dây chằng hoặc đứt gân.

Activity (Hoạt động)

Nói chung, các vận động viên bị chấn thương nên tránh các hoạt động gây ra chấn thương cho đến khi hồi phục. Để hạn chế teo cơ, vận động viên có thể tập luyện bài chéo (tức là tập các bài tập khác nhau hoặc liên quan mà không gây chấn thương hoặc đau). Khi chấn thương thì cần giảm bài tập tầm vận động của khớp nếu như tại tầm vận động tập mà gây đau không thể chịu được. Ban đầu, khởi động phần chấn thương sau đó tăng dần cường độ mạnh của cơ, gân, dây chằng đến mức độ an toàn. Thường tránh được bất động hoàn toàn nếu chấn thương nhẹ. Điều quan trọng là duy trì tầm vận động vừa phải mềm mại để lưu thông máu vùng chấn thương tốt tạo điều kiện hồi phục hơn là tập nhanh để tránh giảm sút hoạt động thể thao. Sau đó sẽ tập luyện tối đa khi đỡ đau. Các vận động viên tham gia thi đấu nên tham khảo ý kiến chuyên gia (ví dụ, chuyên gia vật lý trị liệu, huấn luận viên thể thao).

Vận động viên được tập trong giáo trình tăng dần các bài tập, vật lý trị liệu để khôi phục lại tính linh hoạt, sức mạnh, và độ bền. Vận động viên cũng cần có tâm lý tốt trước khi tham gia vào thi đấu. Các vận động viên tham gia thi đấu cũng được lợi khi được tư vấn về động lực.

Những bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu chấn động nào không nên quay lại thi đấu vào ngày hôm đó và nên nghỉ ngơi. Nên tránh các hoạt động ở trường và nơi làm việc, lái xe, uống rượu, kích thích não quá mức (ví dụ: sử dụng máy tính, tivi, trò chơi điện tử) và gắng sức trong quá trình hồi phục sớm để ngăn chặn các triệu chứng kéo dài hoặc trầm trọng hơn.

Phòng ngừa chấn thương thể thao

Tự tập luyện sẽ dự phòng được chấn thương bởi vì các mô sẽ chịu được mức lực mà người tập cảm thấy lực vừa phải. Nhìn chung, sự linh hoạt và toàn trạng tốt rất quan trọng đối với tất cả các vận động viên là phương tiện để tránh chấn thương.

Khi khởi động cơ bắp nóng lên sẽ làm cơ khỏe hơn, mạnh hơn và khả năng chống lại chấn thương tốt hơn, điều này quan trọng để tăng hiệu suất tập luyện và có sự chuẩn bị về tinh thần và thể chất tốt. Tuy nhiên, tập căng cơ khi tập thể dục không có tác dụng ngăn ngừa chấn thương.