Bong gân khớp cùng vai đòn

(Tách vai; Xoay khớp AC)

TheoDanielle Campagne, MD, University of California, San Francisco
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2023

Tổn thương khớp cùng vai đòn phổ biến, thường do ngã đập vai xuống hoặc, hiếm gặp hơn, ngã khi cánh tay quá duỗi.

(Xem thêm Tổng quan tổn thương dây chằng và các chấn thương mô mềm khác.)

Nhiều dây chằng bao quanh khớp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tổn, một hoặc tất cả các dây chằng có thể bị rách. Tổn thương nặng làm rách dây chằng cùng vai đòn và dây chằng quạ đòn.

Khớp cùng vai đòn thường bị tổn thương khi xương đòn bị gãy.

Bệnh nhân đau và ấn đau tại khớp cùng vai đòn.

Các dây chằng của khớp vai

Chẩn đoán bong gân khớp cùng đòn

  • X-quang

Chụp X-quang hướng trước sau của cả hai bên xương đòn.

Trật khớp cùng vai đòn được phân loại dựa trên kết quả của X-quang:

  • Loại I: Không có trật khớp

  • Loại II: Có trật khớp nhẹ, thấy được sự chồng lấp giữa xương đòn và xương cùng vai

  • Loại III: Khớp bị trật hoàn toàn, thường do dây chằng quạ đòn bị rách

  • Loại IV: Sự di lệch ra sau của đầu xa xương đòn

  • Type V: Đầu xa xương đòn trật lên trên

  • Type VI: Đầu xa xương đòn trật xuống dưới

Type IV, V, và VI là các biến thể của type III.

Điều trị bong gân khớp cùng đòn

  • Cố định khớp bằng đai số 8

  • Tập vận động sớm theo tầm vận động của khớp

  • Phẫu thuật với các trường hợp trật khớp nặng

Điều trị trật khớp cùng vai đòn thường bằng phương pháp cố định (ví dụ cố định bằng đai) và tập vận động sớm tầm vận động của khớp.

Các trường bong gân nặng (thường là type III) cần phục hồi bằng phẫu thuật và cần chuyển viện chỉnh hình ngoại trú.