U sao bào (Astrocytomas)

TheoRenee Gresh, DO, Nemours A.I. duPont Hospital for Children
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 01 2023

U sao bào là khối u hệ thần kinh trung ương phát triển từ tế bào hình sao. Chẩn đoán dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI. Điều trị là phối hợp phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị. Xạ trị hiếm khi được sử dụng để điều trị các khối u cấp độ thấp nhưng thường được sử dụng để điều trị các khối u cấp độ cao.

Tế bào hình sao là các tế bào thần kinh đệm hình ngôi sao tạo thành một phần lớn nhu mô não và phục vụ các chức năng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của các tế bào này trong hệ thần kinh trung ương. Độ ác tính u sao bào có thể từ bậc thấp- khối u lành tính (phổ biến nhất) đến các khối u ác tính cao.

Theo nhóm, u tế bào hình sao là khối u hệ thần kinh trung ương phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 40% số khối u hệ thần kinh trung ương ở trẻ em (1). Hầu hết các ca bệnh xảy ra ở lứa tuổi từ 5 đến 9 tuổi. Những khối u này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong não hoặc tủy sống, nhưng phổ biến nhất ở tiểu não.

Mặc dù có sự giống nhau về ngoại hình, tế bào hình sao ở trẻ em và người lớn có nền tảng sinh học khác nhau với các phát hiện phân tử khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng như nơi phát sinh khối u, cách điều trị và kết quả tổng thể (2, 3).

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Ostrom QT, Price M, Neff C, et al: CBTRUS statistical report: Primary brain and other central nervous system tumors diagnosed in the United States in 2015-2019. Neuro Oncol 24(Suppl 5):v1–v95, 2022 doi: 10.1093/neuonc/noac202

  2. 2. Jones C, Perryman L, Hargrave D: Paediatric and adult malignant glioma: Close relatives or distant cousins? Nat Rev Clin Oncol 9(7):400–413, 2012 doi: 10.1038/nrclinonc.2012.87

  3. 3. Greuter L, Guzman R, Soleman J: Pediatric and adult low-grade gliomas: Where do the differences lie? Children (Basel) 8(11):1075, 2021 doi: 10.3390/children8111075

Các triệu chứng và dấu hiệu của u sao bào

Hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng tăng áp lực nội sọ (ví dụ, đau đầu buổi sáng, nôn mửa, lơ mơ). Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vị trí khối u, ví dụ

  • Tiểu não yếu cơ, run và thất điều

  • Các bán cầu não: Yếu, tê hoặc co giật

  • Thị giác: Mất thị lực, lồi mắt hoặc rung giật nhãn cầu

  • Tủy sống: Đau, yếu cơ và dáng đi bất thường

Chẩn đoán u sao bào

  • MRI có tiêm thuốc cản quang

  • Sinh thiết

MRI có tiêm thuốc cản quang được sử dụng để chẩn đoán khối u, giai đoạn bệnh và xác định tái phát. CT có tiêm thuốc cản quang cũng có thể được sử dụng, mặc dù độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn.

Với các trường hợp ngoại lệ, sinh thiết là cần thiết để xác định loại và cấp độ khối u. Những khối u này thường được phân loại là mức độ thấp (ví dụ: u sao bào lông) hoặc mức độ cao (ví dụ: u sao bào mất biệt hóa). Nhiều nhà nghiên cứu bệnh học chỉ định khối u độ 1 và 2 là cấp độ thấp và khối u cấp 3 và 4 là cấp độ cao.

Điều trị u sao bào

  • Phẫu thuật cắt bỏ

  • Đôi khi xạ trị và/hoặc hóa trị liệu

Điều trị u sao bào (astrocytoma) phụ thuộc vào vị trí và mức độ ác tính khối u. Theo nguyên tắc chung, mức độ ác tính khối u càng thấp, phương pháp điều trị càng ít nặng nề và tiên lượng càng tốt hơn.

Tế bào hình sao cấp thấp

Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị chính và mục tiêu là cắt bỏ toàn bộ (nếu an toàn). Ngay cả sau khi tái phát cục bộ, phẫu thuật cắt bỏ lần thứ hai có thể có lợi tùy thuộc vào vị trí của khối u.

Hóa trị thường được sử dụng khi cần điều trị cho những trẻ có khối u không thể cắt bỏ, không thể cắt bỏ hoàn toàn hoặc tiến triển/tái phát sau phẫu thuật.

Xạ trị hiếm khi được sử dụng ở trẻ em bị u tế bào hình sao cấp độ thấp vì có liên quan đến suy giảm nhận thức lâu dài.

Hầu hết trẻ em bị u tế bào hình sao cấp độ thấp đều có kết quả tổng thể xuất sắc và là những người sống sót lâu dài.

Tế bào hình sao cấp độ cao

Những khối u này được điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xạ trị và hóa trị liệu. Vai trò của hóa trị liệu không rõ ràng.

Tiên lượng xấu; thời gian sống thêm toàn bộ ở thời điểm 3 năm chỉ từ 20 đến 30% (1).

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Cohen KJ, Pollack IF, Zhou T, et al: Temozolomide in the treatment of high-grade gliomas in children: A report from the Children's Oncology Group. Neuro Oncol 13(3):317–323, 2011 doi: 10.1093/neuonc/noq191

Thông tin thêm

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  1. World Health Organization (WHO): The 2021 WHO Classification of Tumors of the Central Nervous System: A summary