Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)

TheoLarry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University;Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 05 2023

hội chứng sốc nhiễm độc. Hội chứng sốc nhiễm độc là do các chất độc gây ra bởi tụ cầu hoặc liên cầu Các triệu chứng bao gồm sốt cao, hạ huyết áp, phát ban đỏ lan tỏa, và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể nhanh chóng tiến tới sốc nặng và không hồi phục. Chẩn đoán được thực hiện trên lâm sàng và bằng cách phân lập sinh vật. Điều trị bằng thuốc kháng sinh, hỗ trợ tích cực và globulin miễn dịch IV.

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) do cầu khuẩn sản xuất ngoại độc tố gây ra. Các chủng Staphylococcus aureus phage- group 1 tạo độc tố TSS-1 (TSST-1) hoặc các chất độc tố liên quann; một số chủng Streptococcus pyogenes sản xuất ít nhất 2 ngoại độc tố.

sốc nhiễm độc do tụ cầu

Những người có nguy cơ cáo nhất bị TSS do staphylococcal are

  • Những phụ nữ đã có xâm lấn của tụ cầu trong âm đạo và những người để băng vệ sinh hoặc các thiết bị khác (ví dụ: cốc nguyệt san, mũ chụp cổ tử cung, dụng cụ tử cung, miếng bọt xốp tránh thai, màng ngăn, vòng đặt) trong âm đạo

Các yếu tố cơ học hoặc hóa học liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh có thể làm tăng sản xuất ngoại độc tố hoặc tạo điều kiện cho sự xâm nhập vào máu từ mô bị tổn thương hoặc tử cung. Ước tính từ các báo cáo nhỏ cho thấy có khoảng 3 ca/100.000 trên phụ nữ đang có kinh nguyệt, và các ca bệnh vẫn được báo cáo ở những phụ nữ không sử dụng băng vệ sinh và những phụ nữ bị nhiễm trùng sau khi sanh, phá thai hoặc phẫu thuật. Khoảng 15% trường hợp xảy ra hậu sản hoặc biến chứng của nhiễm trùng vết thương.

TSS do tụ cầu cũng đã được báo cáo ở cả nam và nữ với bất kỳ loại nhiễm trùng do S. aureus nào.

Tái phát thường gặp ở những phụ nữ tiếp tục sử dụng băng vệ sinh và các thiết bị khác trong 4 tháng đầu sau một đợt (1).

Tỷ lệ tử vong do TSS tụ cầu khuẩn là < 3%.

Sốc nhiễm độc liên cầu

TSS Streptococcal tương tự như do Staphylococcus aureus gây ra, nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn (20% đến 60%) mặc dù điều trị tích cực. Ngoài ra, khoảng 50% số bệnh nhân mắc Streptococcus pyogenes có vãng khuẩn huyết và 50% số bệnh nhân bị viêm cân mạc hoại tử (không phải là phổ biến với TSS Staphylococcus). Bệnh nhân thường là những trẻ khỏe mạnh hoặc người lớn.

Nhiễm trùng ban đầu ở da và mô mềm phổ biến hơn so với các nơi khác. Ngược lại với TSS Staphylococcus, Streptococcus TSS có nhiều khả năng gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và ít có khả năng gây ra phản ứng trên da điển hình.

Sốc nhiễm độc do S. pyogenes được định nghĩa như là bất kỳ hội chứng liên cầu nhóm A tan huyết beta (GABHS) liên quan đến chứng sốc và suy chức năng cơ quan.

Các yếu tố nguy cơ đối với GABHS TSS bao gồm

  • Bị chấn thương nhẹ

  • Thủ thuật phẫu thuật

  • Nhiễm virut (ví dụ như varicella)

  • Các thuốc chống viêm không có steroid (NSAID)

  • Bệnh tiểu đường

  • Tình trạng rối loạn do sử dụng rượu

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Schlievert PM, Davis CC: Device-associated menstrual toxic shock syndrome. Clin Microbiol Rev 33(3):e00032-19, 2020 doi: 10.1128/CMR.00032-19

Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng sốc nhiễm độc

Sự khởi đầu của TSS là đột ngột, với

  • Sốt (39 đến 40,5°C, duy trì cao)

  • Hạ huyết áp (có thể khó điều trị)

  • Một ban đỏ dạng chấm lan toả

  • Sự tham gia của ít nhất 2 hệ thống cơ quan khác

Staphylococcal TSS có thể gây nôn, tiêu chảy, đau cơ, tăng Creatine kinase, viêm niêm mạc, tổn thương gan, giảm tiểu cầu và lẫn lộn. Sự phát ban hội chứng sốc nhiễm độc do tụ cầu thường bong vảy, đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, giữa 3 và 7 ngày sau khi xuất hiện.

TSS do Streptococcal thường gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính (ở khoảng 55% số bệnh nhân), rối loạn đông máu, tổn thương gan và có nhiều khả năng gây sốt cao, khó chịu, nhịp tim nhanh, thở nhanh và tại vị trí nhiễm trùng mô mềm, đau dữ dội.

Suy thận là thường xuyên và phổ biến ở cả hai loại TSS.

TSS có thể tiến triển trong vòng 48 giờ dẫn đến ngất, hoại tử mô, sốc, đông máu lan tỏa, suy đa cơ quan và tử vong. Các trường hợp sốc nhiễm độc do tụ cầu thường ít trầm trọng.

Hội chứng sốc độc tố tụ cầu
Dấu các chi tiết
Hội chứng sốc nhiễm độc do tụ cầu gây ra ban đỏ lan tỏa. Giai đoạn sau của bệnh, phát ban bong vảy, đặc biệt là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Hình ảnh từ Thư viện Hình ảnh Y tế Công cộng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Chẩn đoán hội chứng sốc nhiễm độc

  • Đánh giá lâm sàng

  • Nuôi cấy

Chẩn đoán hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) được thực hiện trên lâm sàng và nuôi cấy máu (đối với Streptococcus) hoặc từ vị trí nhiễm trùng.

Mẫu vật nuôi cần được lấy từ các tổn thương, mũi (đối với tụ cầu), họng (đối với streptococci), âm đạo (cho cả hai) và máu.

MRI hoặc CT mô mềm có ích trong việc định vị các vị trí nhiễm trùng.

Theo dõi liên tục chức năng thận, gan, tủy xương, và chức năng tim phổi là cần thiết.

Chẩn đoán phân biệt

TSS giống bệnh Kawasaki, nhưng bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ em < 5 tuổi và không gây sốc, giảm huyết áp, hoặc giảm tiểu cầu; phát ban nốt sần.

Các rối loạn khác cần được xem xét là sốt tinh hồng nhiệt, Hội chứng Reye, hội chứng bong vảy da do tụ cầu, viêm màng não do não mô cầu, Sốt vùng núi Rocky, bệnh leptospirosis, và ngoại ban do vi rút. Những rối loạn được loại trừ bởi sự khác biệt lâm sàng cụ thể, nuôi cấy, và xét nghiệm huyết thanh học.

Điều trị hội chứng sốc nhiễm độc

  • Các biện pháp cục bộ (thí dụ: làm sạch, mở thông)

  • Hồi sức dịch và tuần hoàn

  • Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm (ví dụ: clindamycin hoặc linezolid kèm theo vancomycin, daptomycin, linezolid hoặc ceftaroline) đang chờ kết quả nuôi cấy

Bệnh nhân nghi ngờ có TSS nên được nhập viện ngay lập tức và điều trị tích cực. Băng vệ sinh, màng, và vật liệu ngoại lai khác nên được loại bỏ ngay lập tức.

Các vị trí chính bị nghi ngờ nên được khử nhiễm kỹ lưỡng. Khử nhiễm bao gồm

  • Kiểm tra và rửa các vết thương phẫu thuật, ngay cả khi chúng khỏe mạnh

  • Lặp đi lặp lại mở thông ổ nhiễm khuẩn

  • Rửa các vị trí tự nhiên(xoang, âm đạo)

Bù dịch và điện giải trong giảm thể tích, hạ huyết áp, và sốc. Do sự mất chất lỏng ở các mô có thể xảy ra trong toàn cơ thể (do hội chứng rò rỉ mao mạch và giảm dịch keo), sốc có thể rất sâu và kháng trị. Hỗ trợ dịch và phục hồi chức năng tuần hoàn, thở máy, và/hoặc lọc máu.

Nhiễm trùng rõ ràng cần phải được điều trị bằng kháng sinh (để biết chỉ định và liều, xem bảng Điều trị kháng sinh cho nhiễm trùng tụ cầu ở người lớn). Trong khi chờ kết quả nuôi cấy, nên sử dụng clindamycin hoặc linezolid (để ức chế sản sinh độc tố) cộng với vancomycin, daptomycin, linezolid hoặc ceftaroline—các lựa chọn theo kinh nghiệm bao gồm các sinh vật gây bệnh có khả năng nhất. Nếu một mầm bệnh được phân lập trên nuôi cấy, phác đồ kháng sinh được điều chỉnh khi cần, như sau:

  • Đối với streptococci nhóm A: Clindamycin cộng với beta-lactam

  • Đối với S. aureus nhạy cảm methicillin (MSSA): Clindamycin cộng với oxacillin hoặc nafcillin

  • Đối với Staphylococcus aureus kháng methicillin[MRSA]: Vancomycin hoặc Daptomycin cộng với clindamycin hoặc linezolid, tùy thuộc vào độ nhạy cảm

Thuốc kháng sinh trong giai đoạn cấp tính có thể diệt trừ các mầm bệnh và ngăn ngừa tái phát. Miễn dịch thụ động cho TSS với globulin miễn dịch tĩnh mạch (2 g/kg, tiếp theo là 0,4 g/kg mỗi ngày trong 5 ngày) rất hữu ích trong các trường hợp nặng của cả hai loại TSS và kéo dài trong nhiều tuần, nhưng bệnh không gây ra khả năng miễn dịch chủ động, do đó có thể tái phát.

Nếu xét nghiệm chuyển đổi huyết thanh của đáp ứng kháng thể trong huyết thanh với TSST-1 trong huyết thanh ghép đôi ở giai đoạn cấp tính và giai đoạn hồi phục là âm tính, thì những phụ nữ đã bị TSS do tụ cầu có lẽ nên hạn chế sử dụng băng vệ sinh dạng nút và cốc nguyệt san, mũ chụp cổ tử cung, miếng bọt biển tránh thai, vòng tránh thai trong tử cung, màng ngăn và thuốc đạn phụ khoa. Tư vấn cho tất cả phụ nữ, bất kể tình trạng kháng thể của TSST-1, thay băng vệ sinh thường xuyên hay dùng khăn ăn và tránh dùng băng vệ sinh siêu thấm.

Những điểm chính

  • Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) do chủng tạo ra ngoại độc tố là Staphylococcus aureusStreptococcus pyogenes.

  • Mặc dù được mô tả theo cách cổ điển như xảy ra với việc sử dụng băng vệ sinh, TSS có thể xảy ra sau viêm mô mềm do tụ cầu hoặc liên cầu.

  • Khởi phát đột ngột với sốt cao, hạ huyết áp (kháng trị), ban đỏ lan tỏa, và rối loạn chức năng của nhiều cơ quan.

  • Hồi sức tích cực, và làm sạch và/hoặc dẫn lưu vị trí nhiễm trùng.

  • Cho dùng kháng sinh (ví dụ: clindamycin hoặc linezolid kèm theo vancomycin, daptomycin, linezolid hoặc ceftaroline) trong khi chờ nuôi cấy và xét nghiệm độ nhạy.

  • Cho globulin miễn dịch nếu TSS nghiêm trọng.