Bướu giáp bẩm sinh

TheoAndrew Calabria, MD, The Children's Hospital of Philadelphia
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 08 2022

Bướu giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp to lan tỏa hoặc từng thùy, xuất hiện ngay sau sinh. Hormone tuyến giáp có thể giảm, tăng hoặc bình thường. Chẩn đoán được thực hiện bằng cách xác nhận kích thước tuyến giáp bằng siêu âm. Điều trị bằng thay thế hormon tuyến giáp khi có suy giáp. Chỉ định phẫu thuật khi có khó thở hoặc khó nuốt.

(Xem thêm Bướu cổ không độc đơn thuần ở người lớn và Tổng quan về chức năng tuyến giáp.)

Căn nguyên của bệnh bướu cổ bẩm sinh

Nguyên nhân của bướu giáp bẩm sinh có thể do rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp, sự truyền qua nhau thai các kháng thể của người mẹ hoặc các chất gây cản trở hấp thu Iod. Một số nguyên nhân bướu giáp bẩm sinh là di truyền.

Rối loạn tổng hợp hormon tuyến giáp

Các khiếm khuyết di truyền trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp dẫn đến tăng lượng hormon TSH (Hormone kích giáp trạng), qua đó có thể gây bướu giáp bẩm sinh. Bướu giáp xuất hiện trong khoảng 15% trường hợp suy giáp bẩm sinh. Có một số bất thường gen gây ra rối loạn hình thành não (ví dụ, DUOX2, TG, TPO, SLC5A5); chúng thường có dạng di truyền gen lặn trên NST thường và nhiều dạng dị tật gen đơn.

Rối loạn tổng hợp hormone tuyến giáp có thể do khiếm khuyết tại bất kỳ bước nào trong quá trình sinh tổng hợp chúng, bao gồm

  • Không "bắt" được iod

  • Khiếm khuyết tổ chức iodua do bất thường men enzyme peroxidase của tuyến giáp hoặc trong hệ thống tạo hydrogen peroxide

  • Khiếm khuyết tổng hợp hoặc vận chuyển thyroglobulin

  • Bất thường hoạt tính khử iod các iodotyrosine

Hội chứng Pendred ở trẻ emsuy giáp hoặc hormon tuyến giáp bình thường, bướu cổ, và mất thính giác do bất thường di truyền của một protein (pendrin) liên quan đến vận chuyển iod và chức năng ốc tai. Mặc dù hội chứng Pendred là do khuyết tật di truyền, nhưng nó hiếm khi biểu hiện từ sơ sinh.

Truyền qua các kháng thể của mẹ

Phụ nữ mắc bệnh lý tuyến giáp tự miễn tự sản sinh kháng thể có thể vượt qua nhau thai trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Tùy thuộc vào rối loạn, các kháng thể hoặc chặn các thụ thể hormone kích thích tuyến giáp, gây suy giáp, hoặc kích thích chúng, gây ra cường giáp. Thông thường, ở những trẻ mắc bệnh, thay đổi trong tiết hormone và bướu giáp giải quyết tự phát trong vòng 3 đến 6 tháng.

Truyền qua chất gây cản trở hấp thu Iod

Goitrogens, chẳng hạn như amiodarone, i-ốt hoặc thuốc kháng giáp (ví dụ, propylthiouracil, methimazole), do người mẹ uống có thể qua nhau thai, đôi khi gây suy giáp và hiếm khi gây bướu cổ.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bướu cổ bẩm sinh

Biểu hiện phổ biến nhất của bướu cổ bẩm sinh là tuyến giáp to, ấn không đau, đối xứng, chắc. Sự phì đại này thường lan tỏa nhưng cũng có thể tạo thành các nốt. Có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc sau đó. Ở một số bệnh nhân, sự phì đại không thể trực tiếp quan sát được, nhưng sự tăng kích thước liên tục có thể gây lệch hoặc chèn vào khí quản, làm khó thở và khó nuốt. Nhiều trẻ bướu giáp có hormon tuyến giáp bình thường, nhưng một số có chứng suy giáp hoặc cường giáp.

Chẩn đoán bướu cổ bẩm sinh

  • Siêu âm

Nếu nghi ngờ chẩn đoán bướu cổ bẩm sinh, đo kích thước tuyến giáp bằng siêu âm. Đo nồng độ thyroxine tự do (T4) và hormone kích thích tuyến giáp.

Điều trị bướu cổ bẩm sinh

  • Phẫu thuật điều trị phì đại gây ra các triệu chứng liên quan đến chèn ép

  • Đôi khi hocmon tuyến giáp

Suy giáp được điều trị bằng thay h=thế hormone tuyến giáp.

Bệnh nhân bướu giáp có khó thở và khó nuốt có thể được điều trị bằng phẫu thuật.