Thuốc Cản quang và Phản ứng Thuốc Cản quang

TheoMehmet Kocak, MD, Rush University Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2023

    Các chất cản quang không hấp thụ bức xạ thường được sử dụng trong các phương tiện điện quang và huỳnh quang để giúp phân định ranh giới giữa các mô có đậm độ tia giống nhau. Thuốc cản quang hầu hết đều có nguồn gốc từ iod.

    Thuốc cản quang iod bao gồm

    • Thuốc cản quang ion hóa

    • Thuốc cản quang không ion hóa

    Thuốc cản quang ion hóa, có tính ưu trương. Không nên sử dụng loại thuốc cản quang này trong chụp cản quang tủy hoặc tiêm vào khoang tủy (vì nguy cơ gây độc thần kinh) hoặc vào khí phế quản (vì nguy cơ phù phổi).

    Các thuốc cản quang không ion hóa có áp lực thẩm thấu thấp (nhưng vẫn cao hơn áp lực thẩm thấu huyết tương) hoặc đẳng trương (có cùng áp lực thẩm thấu với huyết tương). Thuốc cản quang không ion hóa thế hệ mới hiện nay được sử dụng nhiều hơn ở các tuyến y tế cơ sở do ít tác dụng không mong muốn hơn.

    Phản ứng thuốc cản quang ở mức độ nặng nề nhất thường là

    • Phản ứng kiểu dị ứng

    • Bệnh thận do thuốc cản quang (tổn thương thận sau dùng thuốc cản quang đường tĩnh mạch)

    Phản ứng với thuốc cản quang kiểu dị ứng

    Có nhiều mức độ phản ứng khác nhau:

    • Nhẹ (ho, ngứa, ngạt mũi)

    • Trung bình (khó thở, thở khò khè, biến đổi nhẹ nhịp tim hoặc huyết áp)

    • Nặng (suy hô hấp, các rối loạn nhịp ví dụ như nhịp chậm, co giật, sốc, ngừng tuần hoàn)

    Cơ chế phản vệ (xem Sốc phản vệ); với các yếu tố nguy cơ bao gồm:

    • Tiền sử phản ứng với thuốc cản quang tĩnh mạch

    • Hen

    • A Dị ứng (Allergies)

    Xử trí ban đầu bằng cách dừng truyền thuốc cản quang.

    Với các phản ứng mức độ nhẹ và trung bình, thường chỉ cần xử trí bằng diphenhydramine đường tĩnh mạch liều từ 25 đến 50 mg.

    Với các phản ứng mức độ nặng, xử trí phụ thuộc vào loại phản ứng. Quy trình xử trí thường là thở oxy, epinephrine, truyền dịch tĩnh mạch, atropine (khi có rối loạn nhịp chậm).

    Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao phản ứng thuốc cản quang, nên sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh không tiêm thuốc cản quang iod. Nếu cần thuốc cản quang, nên sử dụng thuốc không ion hóa và bệnh nhân nên được dùng prednisone (50 mg đường uống trước khi tiêm thuốc cản quang 13 giờ, 7 giờ và 1 giờ) và diphenhydramine (50 mg đường tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc đường uống trước khi dùng thuốc cản quang 1 giờ). Nếu bệnh nhân cần chẩn đoán hình ảnh ngay lập tức, họ có thể được dùng diphenhydramine 50 mg đường tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc đường uống trước khi tiêm thuốc cản quang 1 giờ và hydrocortisone 200 mg đường tĩnh mạch 4 giờ một lần cho đến khi nghiên cứu được thực hiện, tốt nhất là trì hoãn việc chẩn đoán hình ảnh, nếu có thể, cho đến thời điểm có ít nhất 2 liều hydrocortisone được sử dụng (xem American College of Radiology Manual on Contrast Media).

    Suy thận do thuốc cản quang

    Trong bệnh thận do thuốc cản quang, creatinin huyết thanh thường bắt đầu tăng trong vòng 24 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch; nó đạt đỉnh trong khoảng từ ngày 3 đến ngày 5 và trở lại mức lần khám ban đầu trong vòng 7 đến 10 ngày.

    Các yếu tố nguy cơ thường gặp gồm:

    Ở những bệnh nhân có nguy cơ tổn thương thận cấp sau khi dùng thuốc cản quang iod đường tĩnh mạch, cần cân nhắc các phương án sau:

    • Giảm liều thuốc cản quang

    • Sử dụng thuốc cản quang đẳng trương

    • Hydrat hóa

    Có nhiều phác đồ điều trị bù nước. Một phác đồ điều trị đề nghị sử dụng nước muối sinh lý bình thường với tốc độ 100 mL mỗi giờ trong thời gian từ 6 giờ đến 12 giờ trước khi tiêm thuốc cản quang và tiếp tục trong 4 giờ đến 12 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang (xem American College of Radiology Manual on Contrast Media).

    Việc sử dụng N-acetylcystein đã được nghiên cứu rộng rãi và chưa được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh thận do thuốc cản quang (1).

    Nhiễm toan lactic

    Những bệnh nhân đang dùng metformin và bị tổn thương thận cấp tính do dùng thuốc cản quang có nguy cơ bị nhiễm toan axit lactic. Nếu bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính với eGFR < 30 mL/phút/1,73 m², đã bị tổn thương thận cấp tính hoặc đang được đặt ống thông động mạch có nguy cơ bị cục nghẽn động mạch thận, nên ngừng sử dụng metformin trong 48 giờ sau khi dùng thuốc cản quang và chỉ được tiếp tục nếu chức năng thận được đánh giá và cho là đạt yêu cầu. Bản thân metformin không gây nguy cơ phát triển bệnh thận do thuốc cản quang (xem American College of Radiology Manual on Contrast Media).

    Bởi có rất nhiều quy trình thủ thuật sử dụng thuốc cản quang, và các phản ứng thuốc cản quang đều có tính đặc hiệu và liên tục được cập nhật, do đó việc thảo luận các chi tiết này với đơn vị chẩn đoán hình ảnh là rất cần thiết.

    Ngọc trai & cạm bẫy

    • Ngừng sử dụng metformin trong 48 giờ sau khi dùng thuốc cản quang đường tĩnh mạch nếu bị tổn thương thận cấp để tránh nhiễm toan axit lactic và chỉ bắt đầu lại metformin sau khi xác nhận chức năng thận đã có cải thiện.

    Tài liệu tham khảo

    1. 1. Weisbord SD, Gallagher M, Jneid H, et al: Outcomes after Angiography with Sodium Bicarbonate and AcetylcysteineN Engl J Med 378(7):603-614, 2018 doi:10.1056/NEJMoa1710933