Bệnh cơ tim hạn chế

TheoTisha Suboc, MD, Rush University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2022

Bệnh cơ tim hạn chế được đặc trưng bởi thành thất trái bị hạn chế khả năng đổ đầy thì tâm trương; một (hầu hết là bên trái) hoặc cả hai tâm thất trái đều có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi và khó thở khi gắng sức. Chẩn đoán dựa vào siêu âm tim và thông tim là chủ yếu. Điều trị thường không đạt yêu cầu và tốt nhất là hướng tới nguyên nhân. Phẫu thuật đôi khi hữu ích.

Bệnh cơ tim là rối loạn nguyên phát của cơ tim (xem thêm Tổng quan về Bệnh tim mạch).

Bệnh lý cơ tim hạn chế là dạng bệnh cơ tim không phổ biến. Được phân loại

  • không tắc nghẽn (thâm nhiễm trên cơ tim do hóa chất bất thường)

  • tắc nghẽn (xơ hóa nội mạc tim và dưới nội mạc)

Một trong hai loại này có thể lan tỏa hoặc không (khi rối loạn chỉ ảnh hưởng đến một bên tâm thất hoặc một phần của một thất trái không đồng đều).

Căn nguyên của bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế không phải lúc nào cũng là rối loạn tim mạch chính. Mặc dù nguyên nhân thường không được biết đến, nó có thể phát sinh do hậu quả của rối loạn hệ thống hoặc di truyền; các nguyên nhân đã biết được liệt kê trong bảng Nguyên nhân của bệnh cơ tim hạn chế.

Một số rối loạn gây, Bệnh cơ tim hạn chế cũng ảnh hưởng đến các mô khác (ví dụ, amyloidosis, bệnh hemochromatosis). Một số rối loạn thâm nhiễm trên cơ tim cũng ảnh hưởng đến các mô khác của quả tim. Ít khi, chứng amyloidosis ảnh hưởng đến động mạch vành. Bệnh sarcoidBệnh Fabry cũng có thể ảnh hưởng đến các mô thuốc hệ thống dẫn truyền. Hội chứng Löffler (một phân nhóm nhỏ của hội chứng hypereosinophilic với sự liên quan đến tim), xảy ra ở vùng nhiệt đới, bắt đầu như là một bệnh viêm động mạch cấp tính với tăng bạch cầu ái toan, sau đó là sự hình thành cục máu đông trên nội tâm mạc, dây chằng và van nhĩ thất, tiến triển tới xơ hóa. Bệnh lý xơ hóa sợi đàn hồi nội tâm mạc (EFE), xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ em, chỉ ảnh hưởng đến tâm thất trái. Xơ hóa cơ tim (EMF) xảy ra phổ biến ở các vùng nhiệt đới và ảnh hưởng đến cả tâm thất trái và phải.

Bảng

Sinh lý bệnh của bệnh cơ tim hạn chế

dày nội tâm mạc hoặc thâm nhiềm cơ tim (đôi khi có chết cơ tim, xâm nhập cơ nhú, phì đại cơ tim và xơ hóa) có thể xảy ra ở một, điển hình là ở bên trái, hoặc cả hai tâm thất. Do đó, hoạt động của van hai lá hoặc van ba lá có thể kém, dẫn đến hở van. Nếu các mô nút và mô dẫn truyền bị ảnh hưởng, nút xoang nhĩ (SA) và nhĩ thất không hoạt động bình thường, đôi khi gây ra nhiều độ block xoang nhĩblock nhĩ thất.

Hệ quả huyết động chính là rối loạn chức năng tâm trương với một tâm thất cứng, không có khả năng giãn nở, suy chức năng tâm trương, và áp lực đổ đầy cao dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch phổi. Chức năng tâm thu có thể xấu đi nếu phì đại thất trái do thâm nhiễm hoặc xơ hóa tâm thất là không thích hợp. Huyết khối buồng tim có thể hình thành, dẫn đến sự thuyên tắc hệ thống.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh cơ tim hạn chế

Triệu chứng là khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm, khó thở về đêm, và phù ngoại biên. Mệt mỏi là do cung lượng tim cố định do sức cản làm giảm khả năng đổ đầy thất. Rối loạn nhịp nhĩ và nhịp thất, và block nhĩ thất là phổ biến; đau thắt ngực và ngất ít gặp. Triệu chứng và dấu hiệu gần giống với các triệu chứng viêm màng ngoài tim co thắt.

khám lâm sàng phát hiện một vùng trước tim yên tĩnh, nhịp mạch cảnh với thể tích thấp và nhanh, ác tiếng rale ở phổi, và tĩnh mạch cổ nổi rõ với y hạ xuống nhanh, (xem hình Tĩnh mạch cổ bình thường). Tiếng tim thứ 3 và/hoặc 4 (S3, S4) có thể xảy ra và phải được phân biệt với các tiếng tim của viêm màng ngoài tim co thắt. Trong một số trường hợp, một tiếng thổi do hở van hai lá hoặc van ba lá do thâm nhiễm cơ tim hoặc nội mạc hoặc do xơ hóa làm thay đổi dây chằng và hình dạng tâm thất. Mạch nghịch thường không xảy ra.

Nguyên nhân của bệnh cơ tim hạn chế

  • Siêu âm tim

  • MRI

  • Đôi khi thông tim trái và phải, bao gồm sinh thiết tim

  • Xét nghiệm chẩn đoán và sinh thiết của các cơ quan khác khi cần thiết

Bệnh cơ tim hạn chế cần được nghĩ đến ở những bệnh nhân suy tim và phân suất tống máu được bảo tồn, đặc biệt khi một bệnh lý hệ thống đã được chẩn đoán và có thể dẫn đến bệnh cơ tim hạn chế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp rối loạn nguyên phát gây bệnh không rõ ràng trên lâm sàng.

Các cận lâm sàng cần thực hiện như ECG, chụp X-quang ngực và siêu âm tim.

Điện tâm đồ ECG thường có các bất thường không đặc hiệu, như bất thường của đoạn ST và sóng T và đôi khi có điện thế thấp. Đôi khi có biểu hiện của sóng bệnh lý Q, không phải do nhồi máu cơ tim trước cũ. Đôi khi có phì đại thất trái do đáp ứng bù trừ của phì đại cơ tim hoặc những bất thường dẫn truyền, bao gồm cả các rối loạn dẫn truyền nhĩ thất.

Trên X-quang ngực, kích thước của tim thường là bình thường hoặc nhỏ nhưng có thể có bóng tim to ở giai đoạn cuối của bệnh amyloidosis (Bệnh cơ tim do nhiễm bột) hoặc bệnh hemochromatosis (bệnh cơ tim do nhiễm sắt).

Siêu âm tim thường cho thấy phân suất tống máu thất trái bình thường. Hình ảnh siêu âm Doppler mô thường cho thấy tăng áp lực đổ đầy của thất trái, và hình ảnh có thể cho thấy co bóp cơ tim theo chiều dọc suy giảm mặc dù phân suất tống máu bình thường. Những phát hiện chung khác bao gồm giãn nhĩ trái và phì đại cơ tim. Trong bệnh amyloidosis (bệnh cơ tim do nhiễm bột) có thể quan sát được một mẫu echo tăng âm bất thường từ cơ tim. Chẩn đoán hình ảnh tim có pyrophosphat Technetium-99m cũng hữu ích trong việc phân biệt chuỗi nhẹ immunoglobulin (AL) với amyloid tim transthyretin (ATTR). Các bản chụp dương mạnh đặc hiệu cho ATTR amyloid. Kết quả chụp dương yếu có thể xảy ra với AL amyloid, nhồi máu cơ tim gần đây hoặc bệnh thận mạn tính nghiêm trọng. Bởi vì kết quả chụp không phải lúc nào cũng đặc hiệu, nên loại trừ AL amyloid bằng cách sử dụng các nghiên cứu về cố định miễn dịch trong nước tiểu/huyết thanh. Xác định loại amyloid có ý nghĩa đối với việc điều trị, tư vấn di truyền và tiên lượng tổng thể (1).

Nếu chẩn đoán vẫn còn chưa rõ ràng, Chụp MRI tim có thể cho thấy kết cấu cơ tim bất thường trong các chứng rối loạn xâm nhập cơ tim (ví dụ bằng amyloid hoặc sắt). Chụp MRI tim cũng như chụp CT tim có thể phát hiện tình trạng dày màng ngoài tim, có thể giúp chẩn đoán co thắt màng ngoài tim, tình trạng này có thể giống bệnh cơ tim hạn chế trên lâm sàng.

Đánh giá bằng chụp cắt lớp phát xạ positron CT tim có thể hữu ích ở những bệnh nhân mắc bệnh sacoid ảnh hưởng đến tim để xác định bệnh sacoid tim, có thể biểu hiện tương tự như các nguyên nhân khác của bệnh cơ tim hạn chế.

Nếu chẩn đoán xác định không rõ ràng với các cận lâm sàng không xâm lấn, các xét nghiệm xâm lấn như thông tim và sinh thiết cơ tim phải được xem xét thực hiện. Đặt ống thông có thể thấy tăng áp lực trong buồng nhĩ trong bệnh cơ tim hạn chế với sóng y nhô cao và hạ xuống trong giai đoạn sớm của thì tâm trương và sau đó đạt đỉnh cao nguyên trong đường cong áp lực tâm thất. Áp lực tâm trương thường cao hơn một vài mmHg ở tâm thất trái so với tâm thất phải, khác với viêm ngoài tim co thắt khi áp suất ở hai tâm thất bằng nhau. Sinh thiết cơ tim có thể phát hiện xơ hóa nội mạc cơ tim và quá trình dày lên, thâm nhiễm cơ tim bằng sắt hoặc amyloid, xơ hóa cơ tim mạn tính, hoặc trong trường hợp bệnh Fabry, bao phủ nội mạc mạch máu bởi bào tương. Chụp động mạch vành thường là bình thường, trừ khi bệnh amyloidosis ảnh hưởng đến động mạch vành.

Cần làm các xét nghiệm và sinh thiết trong phòng thí nghiệm của các cơ quan khác có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh cơ tim hạn chế (ví dụ, sinh thiết trực tràng đối với bệnh amyloidosis, xét nghiệm sắt hoặc sinh thiết gan cho bệnh huyết sắc tố).

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. Bokhari S, Castaño A, Pozniakoff T, et al: (99m)Tc-pyrophosphate scintigraphy for differentiating light-chain cardiac amyloidosis from the transthyretin-related familial and senile cardiac amyloidoses. Circ Cardiovasc Imaging 6:195–201, 2013.

Tiên lượng về bệnh cơ tim hạn chế

Tiên lượng thường xấu (xem bảng Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim giãn) do chẩn đoán bệnh thường được thực hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Không có phương pháp điều trị nào cho hầu hết các bệnh nhân; hầu hết là điều trị triệu chứng, hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ có thể được cung cấp. Các điều trị tiêu chuẩn thường dùng trong bệnh cơ tim giãn (ví dụ, thuốc ức chế men chuyển [ACE], digoxin, thuốc chẹn beta) được dung nạp kém trong bệnh cơ tim hạn chế. Những bệnh nhân này cũng có thể bị rối loạn chức năng tự động (đặc biệt là bệnh tim do nhiễm bột) hoặc huyết áp thấp. Tỷ lệ cao có thể dẫn đến rối loạn dẫn truyền, block trong tim và đột tử.

Điều trị bệnh cơ tim hạn chế

  • Nguyên nhân được điều trị

  • Cân nhắc dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng cho bệnh nhân có phù hoặc tắc nghẽn mạch phổi nhưng phải thận trọng vì có thể gây giảm tiền gánh, do chức năng thất đáp ứng theo phụ thuộc vào tiền gánh để duy trì cung lượng tim. Digoxin làm ít thay đổi bất thường về huyết động học và có thể gây loạn nhịp nghiêm trọng trong bệnh cơ tim do amyloidosis, do trong bệnh amyloidosis, thường gặp tăng nhạy cảm quá mức với các digitalis. Nếu nhịp tim tăng cao, các thuốc chẹn beta giao cảm hoặc các thuốc chẹn kênh canxi làm giảm nhịp tim có thể được sử dụng thận trọng với liều thấp. Các thuốc giảm hậu gánh (ví dụ, nitrat) có thể gây hạ huyết áp sâu và thường không hiệu quả.

Nếu chẩn đoán được thực hiện ở giai đoạn sớm, điều trị đặc hiệu thoái hóa dạng tinh bột, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, bệnh sarcoidhội chứng Löffler có thể có tác dụng.

Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) và ghép tim thỉnh thoảng được khuyến cáo (1).

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1.Muchtar E, Blauwet LA, Gertz MA: Restrictive cardiomyopathy: Genetics, pathogenesis, clinical manifestations, diagnosis, and therapy. Circ Res 121:819–837, 2017. doi: 10.1161/CIRCRESAHA.117.310982

Những điểm chính

  • Trong bệnh lý cơ tim bị hạn chế, dày lên của nội mạc cơ tim hoặc cơ tim bị thâm nhiễm làm thất trái trở nên cứng lại, kém đàn hồi và do đó làm rối loạn chức năng tâm trương, chức năng tâm thu vẫn bình thường cho đến giai đoạn cuối của bệnh.

  • Đôi khi, mô van hoặc hệ thống dẫn truyền có liên quan, gây hở van tim hoặc các block của tim và rối loạn nhịp.

  • Nguyên nhân thường không rõ, nhưng một số trường hợp là do các rối loạn có thể điều trị được, bao gồm bệnh thoái hóa dạng tinh bột, bệnh nhiễm sắc tố sắt mô hoặc bệnh sacoid.

  • Chẩn đoán bằng siêu âm tim và các xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh.

  • Điều trị thường đáp ứng kém trừ khi có thể giải quyết được nguyên nhân; thuốc lợi tiểu có thể có lợi cho bệnh nhân có phù hoặc tắc nghẽn mạch phổi nhưng phải được sử dụng thận trọng để tránh gây giảm tiền gánh.

  • Các điều trị tiêu chuẩn thường dùng trong bệnh cơ tim giãn (ví dụ, thuốc ức chế men chuyển, digoxin, thuốc chẹn beta) được dung nạp kém trong bệnh cơ tim hạn chế.