Các vấn đề về hành vi ở thanh thiếu niên

TheoSharon Levy, MD, MPH, Harvard Medical School
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2022

Thanh niên là lứa tuổi phát triển sự tự lập. Thông thường, thanh thiếu niên thực hiện tính độc lập của mình bằng cách chất vấn hoặc thách thức các quy tắc của cha mẹ (hoặc người giám hộ), đôi khi dẫn đến việc phá vỡ quy tắc. Cha mẹ và các chuyên gia y tế phải phân biệt những sai sót trong phán đoán không thường xuyên, là điển hình và được mong đợi, với một mức độ hành vi sai cần sự can thiệp chuyên môn. Nên dựa vào mức độ nghiêm trọng và tần suất vi phạm. Ví dụ như tần suất uống rượu liên tục và tham gia vào việc trốn học hoặc trộm cắp thường xuyên so với đôi lần thực hiện hành vi này. Các dấu hiệu cảnh báo về rối loạn hành vi gây rối là sự suy giảm các tính năng bao gồm giảm kết quả học tập ở trường và bỏ trốn khỏi nhà. Đặc biệt quan tâm là thanh thiếu niên gây thương tổn nghiêm trọng cho bản thân hoặc người khác hoặc sử dụng vũ khí trong một cuộc chiến.

Vì thanh thiếu niên tự lập và năng động hơn nhiều so với trẻ nhỏ, chúng thường thoát khỏi sự kiểm soát trực tiếp của người lớn. Trong những trường hợp này, thanh thiếu niên 'xác định hành vi của chính mình, có thể bị ảnh hưởng bởi sự trưởng thành và chức năng điều hành. Cha mẹ nên đưa ra sự hướng dẫn thay vì kiểm soát trực tiếp hành vi của trẻ. Chấp nhận rủi ro, tham gia vào các hành vi cực đoan và kiểm tra khả năng đều là những hành động bình thường trong tuổi vị thành niên. Thanh thiếu niên cảm thấy ấm áp và hỗ trợ từ cha mẹ ít có khả năng phát triển các vấn đề nghiêm trọng, cũng như những người mà cha mẹ truyền đạt những kỳ vọng rõ ràng về hành vi của con cái họ và thể hiện việc thiết lập và giám sát giới hạn nhất quán.

Thẩm quyền của cha mẹ là cách cha mẹ giúp trẻ tham gia vào việc thiết lập kỳ vọng và các quy tắc của gia đình. Phong cách giáo dục này trái ngược với việc nuôi dậy trẻ quá nghiêm khắc hoặc quá dễ dãi và có thể thúc đẩy trẻ phát triển hành vi trưởng thành.

Thẩm quyền của cha mẹ là xây dựng một hệ thống đặc quyền một cách từ từ, trong đó, thanh thiếu niên ban đầu được giao cho các công việc với trách nhiệm nhỏ và một chút tự do (ví dụ như tự chăm sóc vật nuôi, dọn nhà, mua sắm quần áo, trang trí phòng mình, quản lý tiền thưởng, đến các sự kiện với bạn bè, lái xe). Nếu thanh thiếu niên xử lý tốt trách nhiệm hoặc đặc quyền trong một khoảng thời gian, sẽ có nhiều đặc quyền hơn. Ngược lại, nếu trẻ làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, trẻ có thể mất các đặc quyền đã có trước đó. Mỗi đặc quyền mới cần được giám sát chặt chẽ bởi cha mẹ để đảm bảo thanh thiếu niên tuân thủ các quy tắc đã được thỏa thuận trước đó. Việc nuôi dạy con cái có thẩm quyền liên quan đến việc thiết lập giới hạn, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên.

Một số cha mẹ và con cái xung đột với hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống. Trong những tình huống này, vấn đề cốt lõi là kiểm soát một cách thật sự. Thanh thiếu niên muốn cảm thấy sự kiểm soát trong cuộc sống của họ, nhưng cha mẹ không sẵn sàng từ bỏ việc kiểm soát cuộc sống của con họ. Trong những tình huống này, mọi người có thể có lợi từ việc cha mẹ thúc đẩy và tập trung vào những nỗ lực trong các hành động của trẻ vị thành niên (ví dụ như đi học, tuân thủ trách nhiệm với gia đình) hơn là sự biểu cảm của trẻ (ví dụ cách ăn mặc, kiểu tóc, các thú vui giải trí).

Trong những trường hợp cha mẹ trẻ đã cố gắng hết sức mà trẻ vị thành niên vẫn có những hành vi nguy hiểm hoặc những cư xử không thể chấp nhận được, cần có những can thiệp chuyên sâu. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện là dấu hiệu hay gặp trong vấn đề rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên và việc sử dụng chất gây nghiện cần được điều trị đặc biệt. Các vấn đề về hành vi cũng có thể là triệu chứng của tình trạng học hành kém, trầm cảm, hoặc các rối loạn về sức khoẻ tâm thần khác. Những rối loạn như vậy có thể đòi hỏi điều trị bằng thuốc cũng như tư vấn tâm lý. Nếu cha mẹ không thể giới hạn hành vi nguy hiểm của con mình, họ có thể yêu cầu giúp đỡ từ hệ thống pháp luật và nhận được sự giúp đỡ của một nhân viên quản chế, người có thể giúp thực thi các quy tắc gia đình một cách hợp lý.

Rối loạn hành vi cụ thể

Rối loạn hành vi gây rối thường gặp ở trẻ vị thành niên.

Rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) là rối loạn tâm lý hay gặp nhất của tuổi thơ và thường kéo dài đến tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Từ những suy nghĩ được coi là rối loạn "phiền toái" của thời thơ ấu nhưng nghiên cứu đã cho thấy những hậu quả lâu dài về mặt chức năng ở trẻ được chẩn đoán ADHD so với những trẻ cùng trang lứa. Liệu pháp hành vi và thuốc có thể cải thiện kết quả. Các bác sĩ lâm sàng nên tiếp tục điều trị và theo dõi những bệnh nhân vị thành niên được chẩn đoán ADHD từ nhỏ. Mặc dù rối loạn sử dụng chất gây nghiện phổ biến hơn ở những trẻ bị ADHD nhưng việc điều trị bằng liệu pháp kích thích không làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn sử dụng chất gây nghiện và thậm chí có thể gây giảm nguy cơ này.

Các bác sĩ lâm sàng được khuyến cáo thận trọng trước khi đưa ra chẩn đoán và điều trị ban đầu rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) vì những tình trạng khác như trầm cảm hoặc giảm khả năng học tập, có thể biểu hiện chủ yếu với các triệu chứng giảm chú ý và có thể nhầm lẫn với ADHD. Trong một số trường hợp, Thanh thiếu niên có thể phàn nàn về các triệu chứng giảm chú ý nhằm được kê đơn có thuốc kích thích, để hỗ trợ học tập hay giải trí. Vì thuốc kích thích có nguy cơ bị sử dụng sai và khả năng gây nghiện cao nên việc kê đơn thuốc điều trị chỉ được chỉ định khi chẩn đoán ADHA một cách chắc chắn.

Các hành vi gây rối phổ biến khác của trẻ em bao gồm rối loạn chống đốirối loạn tính cách. Những trường hợp này thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý cho trẻ và tư vấn và hỗ trợ cho cha mẹ.

Bạo lực

Trẻ em đôi khi tham gia vào các cuộc đối đầu và bắt nạt thể xác, bao gồm cả bắt nạt trên mạng. Trong thời kỳ niên thiếu, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo lực có thể tăng lên. Mặc dù bạo lực học đường được cảnh báo rộng rãi, thanh thiếu niên vẫn có nhiều khả năng bị bạo hành (hoặc thường là mối đe dọa) ở nhà và ngoài trường học. Nhiều yếu tố góp phần tăng nguy cơ bạo lực đối với thanh thiếu niên, bao gồm

  • Vấn đề phát triển

  • Tham gia các băng đảng

  • Tiếp cận với vũ khí

  • Sử dụng chất gây nghiện

  • Nghèo nàn

Có rất ít bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa bạo lực và bất thường về gen hoặc bất thường nhiễm sắc thể.

Sự tham gia các băng đảng thường đi kèm với hành vi bạo lực. Sự tham gia các băng đảng thường đi kèm với hành vi bạo lực Các băng nhóm thanh niên là các tổ chức nhỏ tự thành lập từ 3 thành viên trở lên, thường từ 13 đến 24 tuổi. Các băng đảng thường dùng tên và nhận diện thông qua các ký hiệu, chẳng hạn như phong cách trang phục quần áo, sử dụng một số dấu hiệu tay, một số hình xăm, hoặc hình vẽ nổi. Một số băng đảng yêu cầu các thành viên tương lai thực hiện hành động bạo lực trước khi ra nhập băng đảng.

Phòng chống bạo lực bắt đầu từ thời thơ ấu với kỷ luật không bạo lực. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bạo lực thông qua phương tiện truyền thông và trò chơi điện tử là một phương pháp hữu ích vì việc tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực này đã làm cho trẻ em ghi nhớ và khiến trẻ em chấp nhận bạo lực như là một phần của cuộc sống. Trẻ em ở độ tuổi đi học cần được tiếp cận với môi trường học đường an toàn. Thanh thiếu niên không nên tiếp cận vũ khí mà không có giám sát và nên được dạy cách tránh những tình huống nguy cơ cao (như địa điểm hoặc những nơi mà người khác có vũ khí hoặc đang sử dụng rượu hay ma túy) và cách giải quyết những tình huống căng thẳng.

Tất cả các nạn nhân của bạo lực nên được khuyến khích nói chuyện với cha mẹ, giáo viên và thậm chí cả bác sĩ của họ về những vấn đề mà họ đang gặp phải.