Bù dịch đường uống

TheoMichael F. Cellucci, MD, Sidney Kimmel Medical College at Thomas Jefferson University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2023

Liệu pháp dung dịch uống có hiệu quả, an toàn, tiện lợi và không tốn kém so với liệu pháp truyền tĩnh mạch. Liệu pháp uống nước được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo và nên dùng cho trẻ em bị mất nước từ nhẹ đến trung bình, là nhữngđói tượng có thể uống được trừ khi bị nôn nhiều hoặc có các rối loạn tiềm tàng (ví dụ, phẫu thuật bụng, tắc ruột).

(Xem thêm Mất nước ở trẻ em.)

Giải pháp bù nước bằng miệng

Dung dịch bù đường uống (ORS) nên chứa

  • Phức hợp carbohydrate hoặc glucose 2%

  • 50 đến 90 mEq/L (50 đến 90 mmol/L) natri

Nước uống sau tập thể thao, nước soda, nước trái cây, và đồ uống tương tự không đáp ứng các tiêu chí này và không nên sử dụng. Chúng thường có quá ít natri và quá nhiều carbohydrate để tận dụng sự đồng vận chuyển natri/glucose, và hiệu quả thẩm thấu của carbohydrate dư thừa có thể dẫn đến mất thêm dịch. Đồng vận chuyển Natri/glucosetrong ruột được tối ưu hóa với tỷ lệ natri:glucose 1:1.

Dung dịch bù nước đường uống được WHO khuyến nghị và được bán rộng rãi mà không cần đơn bác sĩ. Hầu hết các phương thức sử dụng là bột được pha với nước uống. Một gói ORS được hòa tan trong 1 L nước để tạo ra một dung dịch có chứa thành phần sau đây (trong mmol/L):

  • ORS tiêu chuẩn của WHO: Natri 90, kali 20, clorua 80, citrate 10 và glucose 111

  • ORS giảm áp lực thẩm thấu của ORS: Natri 75, kali 20, clorua 65, citrate 10, và glucose 75

ORS có hiệu quả ở bệnh nhân mất nước bất kể tuổi tác, nguyên nhân, hoặc loại mất cân bằng điện giải (hạ natri huyết, tăng natri huyết, hoặc natri bình thường) miễn là chức năng thận hoạt động bình thường.

Các loại dung dịch bù nước bán trên thị trường pha sẵn có sẵn ở nhiều hiệu thuốc và siêu thị. Các dung dịch này có hiệu quả mặc dù có tỷ lệ natri : glucose khoảng 1: 3 (45 mEq Natri/L (45 mmol/L) đến 140 mmol glucose/L).

Dùng phương pháp bù nước bằng đường uống

Nói chung, 50 mL/kg được bù trong 4 giờ đối với mất nước nhẹ và 100 mL/kg đối với việc mất nước vừa. Đối với mỗi lần tiêu chảy, bù 10 mL/kg (lên đến 240 mL). Sau 4 giờ, bệnh nhân được đánh giá lại. Nếu dấu hiệu mất nước vẫn còn, việc bù nước tương tự được lặp lại. Bệnh nhân có bệnh tả có thể đòi hỏi nhiều lít dịch/ngày.

Không nên ngừng bù nước đường uoogs cho trẻ có biểu hiện nôn (trừ khi có tắc ruột hoặc chống chỉ định khác) vì triệu chứng nôn thường giảm theo thời gian. Nếu trẻ nôn, trẻ cần được sử dụng thường xuyên với một số lượng nhỏ, bắt đầu với 5 mL trong 5 phút và tăng dần theo khả năng dung nạp (). Lượng dịch tính toán cần thiết trong khoảng thời gian 4 giờ có thể được chia thành 4 phần riêng biệt. 4 phần này có thể chia nhỏ tiếp thành 12 phần nhỏ hơn và được cung cấp mỗi 5 phút trong một khoảng thời gian dài một tiếng với một bơm tiêm nếu cần.

Ở trẻ bị tiêu chảy, lượng dịch bù qua đường miệng có thể có trong lượng phân tiêu chảy, vì thế lượng dịch tương tự nên được bù lại với số lần ít hơn.

Khi lượng dịch thiếu hụt đã được bù, dịch duy trì bằng đường uống có ít natri hơn nên được sử dụng. Trẻ em nên ăn một chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi ngay sau khi trẻ được bù đủ dịch và không bị nôn. Trẻ nhỏ có thể tiếp tục được bú mẹ hoặc ăn sữa công thức.