Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên

TheoJosephine Elia, MD, Sidney Kimmel Medical College of Thomas Jefferson University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 05 2023

Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi nỗi buồn hoặc khó chịu nghiêm trọng hoặc dai dẳng, đủ để ảnh hưởng đến chức năng hoặc gây ra phiền toái đáng kể. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp hỗ trợ và nhận thức-hành vi, hoặc kết hợp các phương thức này.

(Xem thêm thảo luận về Rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành.)

Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên bao gồm:

  • Rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối

  • Bệnh trầm cảm nặng

  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)

Thuật ngữ trầm cảm thường được sử dụng một cách nôm na để miêu tả tâm trạng giảm hoặc nản lòng do thất vọng (ví dụ như bệnh nặng) hoặc mất mát (ví dụ như cái chết của người thân yêu). Tuy nhiên, khí sắc giảm, không giống như trầm cảm, xảy ra có xu hướng bị ràng buộc với những suy nghĩ hoặc nhắc nhở về sự kiện khởi động, giải quyết khi hoàn cảnh hoặc sự kiện cải thiện, có thể bị xen kẽ với giai đoạn tích cực cảm xúc và hài hước, và không kèm theo phổ biến cảm giác vô ích và tự ghê tởm. Giảm khí sắc thường kéo dài nhiều ngày hơn là hàng tuần hoặc hàng tháng, và suy nghĩ tự sát và mất chức năng kéo dài thì ít xảy ra hơn. Tâm trạng thấp như vậy được gọi một cách thích hợp hơn là sự mất tinh thần hoặc đau buồn. Tuy nhiên, các sự kiện và các tác nhân gây stress gây ra mất tinh thần và đau buồn cũng có thể gây ra một giai đoạn trầm cảm lớn.

Nguyên nhân của trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên chưa rõ nhưng tương tự như nguyên nhân ở người lớn; nó được cho là kết quả từ sự tương tác của các yếu tố nguy cơ được xác định là di truyền và áp lực từ môi trường (đặc biệt là căng thẳng đầu đời chẳng hạn như lạm dụng, chấn thương, thiên tai, bạo lực gia đình, cái chết của thành viên gia đình và mất mát [1]).

Trong đại dịch COVID-19, các triệu chứng trầm cảm tăng gấp đôi ở thanh niên, đặc biệt là ở thanh thiếu niên lớn (2) và các lần khám sức khỏe tâm thần vì trầm cảm tăng 43% (3) Sau khi kiểm soát giới tính, độ tuổi và các triệu chứng trầm cảm trước COVID-19 của trẻ, mức độ kết nối với người chăm sóc và thời gian sàng lọc của trẻ là những yếu tố dự báo quan trọng về các triệu chứng trầm cảm do COVID-19 ở trẻ (4).

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. LeMoult J, Humphreys KL, Tracy A, et al: Meta-analysis: Exposure to early life stress and risk for depression in childhood and adolescence. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 59(7);842-855, 2020. doi: https://doi.org/10.1016/j.jaac.2019.10.011

  2. 2. Racine N, McArthur B, Cooke J, et al: Global prevalence of depressive and anxiety symptoms in children and adolescence during COVID-19: A meta-analysis. JAMA Pediatr 175(11):1142-1150, 2021 doi: 10.1001/jamapediatrics.2021.2482

  3. 3. Dvir Y, Ryan C, Straus JH: Comparison of use of the Massachusetts Child Psychiatry Access Program and patient characteristics before vs during the COVID-19 pandemic. JAMA Netw Open5(2):e2146618, 2022. doi:10.1001/jamanetworkopen.2021.46618

  4. 4. McArthur BA, Racine N, McDonald S, et al: Child and family factors associated with child mental health and well-being during COVID-19. Eur Child Adolesc Psychiatry Jul 24;1-11, 2021. doi: 10.1007/s00787-021-01849-9

Triệu chứng và Dấu hiệu

Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa. Trẻ có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ trước đây hoạt động tốt trở nên kém đi ở trường, rút khỏi xã hội, hoặc có hành vi phạm pháp.

Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn). Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hoạt động quá mức và hành vi hung hăng, chống lại xã hội.

Ở trẻ khuyết tật trí tuệ, chứng rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc khác có thể biểu hiện như các triệu chứng của cơ thể và rối loạn hành vi.

Rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối

Rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối liên quan đên sự khó chịu dai dẳng và các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó rất ra khó kiểm soát, với sự khởi đầu ở tuổi 6-10. Nhiều trẻ em cũng có các rối loạn khác, đặc biệt là rối loạn chống đối, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hoặc một rối loạn lo âu. Chẩn đoán không đưa ra trước 6 tuổi hoặc sau 18 tuổi. Khi trưởng thành, bệnh nhân có thể phát triển trầm cảm đơn cực (hơn là lưỡng cực) hoặc rối loạn lo âu.

Các biểu hiện bao gồm sự hiện diện của những điều sau đây với thời gian 12 tháng (không có giai đoạn 3 tháng mà không có tất cả chúng):

  • Các đợt bùng phát thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ và/hoặc hung hăng đối với người hoặc tài sản) có tỷ lệ cao so với tình huống và xuất hiện trung bình 3 lần/tuần.

  • Sự bùng nổ không phù hợp với trình độ phát triển

  • Một trạng thái khó chịu, tức giận mỗi ngày trong hầu hết thời gian trong ngày và được những người khác quan sát (ví dụ như phụ huynh, giáo viên, bạn bè cùng lứa)

Tâm trạng bùng nổ và tức giận phải xảy ra ở 2 trong số 3 hoàn cảnh (tại nhà hoặc trường học, với bạn bè đồng lứa).

Bệnh trầm cảm nặng

Rối loạn trầm cảm chủ yếu là giai đoạn trầm cảm rời rạc kéo dài 2 tuần. Nó xảy ra ở khoảng 2% trẻ em và 5% vị thành niên. Rối loạn trầm cảm chủ yếu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn sau tuổi dậy thì. Không điều trị, trầm cảm chủ yếu có thể thuyên giảm từ 6 đến 12 tháng. Nguy cơ tái phát cao hơn ở những bệnh nhân có những giai đoạn nặng, tuổi trẻ hơn hoặc những người có nhiều đợt. Sự tồn tại của các triệu chứng trầm cảm nhẹ thậm chí trong quá trình thuyên giảm là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ sự tái phát.

Chẩn đoán,khi có 1 trong số những điều sau đây phải có mặt hầu hết trong ngày gần như mỗi ngày trong thời gian 2 tuần:

  • Cảm thấy buồn hoặc bị người khác quan sát thấy buồn (ví dụ như khóc) hoặc cáu kỉnh

  • Mất quan tâm hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản sâu sắc)

Ngoài ra, phải có 4 điểm sau:

  • Giảm cân (ở trẻ em, không tăng cân như mong đợi) hoặc giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động được quan sát bởi người khác của người khác (không phải tự nhận xét)

  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

  • Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, và lựa chọn

  • Những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) và/hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự sát

  • Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương) hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp

Trầm cảm nặng ở thanh thiếu niên là một yếu tố nguy cơ dẫn đến thất bại trong học tập, sử dụng chất kích thíchhành vi tự sát. Trong khi chán nản, trẻ em và vị tthành niên có khuynh hướng tụt hậu xa về mặt học tập và mất các mối quan hệ quan trọng. Trong trầm cảm rất nặng, các triệu chứng loạn thần có thể xuất hiện.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)

Rối loạn trầm cảm dai dẳng là tâm trạng buồn chán hoặc bực bội dai dẳng kéo dài hầu hết cả ngày, đa số các ngày ít nhất 1 năm cộng với 2 trong số những điều sau đây:

  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  • Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi

  • Lòng tự trọng thấp

  • Kém tập trung

  • Cảm giác tuyệt vọng

Triệu chứng có thể nhiều hoặc ít hơn so với các rối loạn trầm cảm chủ yếu.

Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể xảy ra trước khi khởi phát hoặc trong năm thứ nhất (tức là, trước khi đạt tiêu chuẩn về thời gian cho rối loạn trầm cảm dai dẳng).

Chẩn đoán

  • Đánh giá tâm thần

  • Các tiêu chuẩn trong Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, tái bản lần thứ năm (DSM-5-TR)

Chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu, bao gồm các tiêu chí được liệt kê ở trên.

Nguồn thông tin bao gồm một cuộc nói chuyện với trẻ em hoặc vị thành niên và thông tin từ cha mẹ và giáo viên. Có sẵn một số bảng câu hỏi ngắn để sàng lọc. Chúng giúp xác định một số triệu chứng trầm cảm nhưng không được sử dụng một mình để chẩn đoán. Các câu hỏi đóng cụ thể giúp xác định liệu bệnh nhân có các triệu chứng cần phải có cho chẩn đoán trầm cảm nghiêm trọng hay không, dựa trên tiêu chuẩn DSM-5-TR.

Tiền sử nên bao gồm các yếu tố gây bệnh như bạo lực gia đình, nghiện và lạm dụng tình dục, và các tác dụng phụ của thuốc. Các câu hỏi về hành vi tự sát (ví dụ, ý tưởng, cử chỉ, những nỗ lực) nên được hỏi.

Cần xem xét cẩn thận bệnh sử và các xét nghiệm thích hợp để loại trừ các bệnh lý khác (ví dụ: bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh ở tuyến giáp, rối loạn sử dụng chất kích thích) có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Các rối loạn tâm thần khác có thể làm tăng nguy cơ và/hoặc thay đổi diễn biến các triệu chứng trầm cảm (ví dụ: lo âurối loạn lưỡng cực) phải được xem xét. Một số trẻ thậm chí phát triển thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt có thể xuất hiện ban đầu với trầm cảm chủ yếu.

Sau khi trầm cảm được chẩn đoán, môi trường gia đình và xã hội phải được đánh giá để xác định những căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm.

Điều trị

  • Các biện pháp đồng thời hướng vào gia đình và trường học

  • Đối với vị thành niên, thường là thuốc chống trầm cảm cộng với liệu pháp tâm lý

  • Đối với trẻ trước tuổi vị thành niên, liệu pháp tâm lý theo sau, nếu cần,dùng thuốc chống trầm cảm

Các biện pháp phù hợp với gia đình và nhà trường phải kèm theo việc điều trị trực tiếp cho trẻ để tiếp tục tăng cường hoạt động chức năng và cung cấp chỗ ở thích hợp cho việc giáo dục. Việc nằm viện ngắn có thể là cần thiết trong các cơn khủng hoảng cấp tính, đặc biệt khi xác định hành vi tự sát.

Đối với thanh thiếu niên (như người lớn), sự kết hợp của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả cao hơn phương thức sử dụng đơn lẻ (1). Đối với trẻ trước vị thành niên, tình hình rõ ràng hơn nhiều. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng lựa chọn liệu pháp tâm lý ở trẻ nhỏ; tuy nhiên, có thể dùng thuốc cho trẻ nhỏ hơn (có thể dùng fluoxetine cho trẻ 8 tuổi), đặc biệt là khi trầm cảm nặng hoặc trước đó không đáp ứng với liệu pháp tâm lý.

Thông thường, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI; xem bảng Thuốc điều trị lâu dài trầm cảm, lo âu và các rối loạn liên quan) là lựa chọn đầu tiên khi chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm 2). Trẻ em nên được theo dõi chặt chẽ về sự xuất hiện của các tác dụng phụ về hành vi (ví dụ, giải ức chế, kích hoạt hành vi), thường xảy ra nhưng thường từ nhẹ đến trung bình. Thông thường, việc giảm liều thuốc hoặc đổi sang một loại thuốc khác sẽ loại bỏ hoặc làm giảm các tác dụng này. Hiếm khi, những ảnh hưởng như vậy là nghiêm trọng (ví dụ, hung tính, tăng việc tự sát). Các tác dụng phụ về hành vi là không đồng nhất và có thể xảy ra với bất kỳ thuốc chống trầm cảm và bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị. Do đó, trẻ em và vị thành niên uống các loại thuốc này phải được theo dõi chặt chẽ.

Nghiên cứu dựa trên người lớn đã gợi ý rằng thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên cả hệ thống serotonergic và adrenergic/dopaminergic có thể hiệu quả hơn một chút; tuy nhiên, những loại thuốc như vậy (ví dụ: duloxetine, venlafaxine, mirtazapine; một số thuốc ba vòng, đặc biệt là clomipramine) cũng có xu hướng có nhiều tác dụng bất lợi hơn. Các loại thuốc này có thể đặc biệt hữu ích trong các trường hợp kháng thuốc. Các thuốc chống trầm cảm không thuốc hệ serotonergic như bupropion và desipramine cũng có thể được sử dụng cùng với các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để tăng hiệu quả. Trong trường hợp trầm cảm rất nặng, các triệu chứng loạn thần và/hoặc hưng cảm có thể cần phải được điều trị bằng thuốc chống loạn thần (3, 4).

Kích thích từ trường qua sọ – mặc dù chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để sử dụng cho thanh thiếu niên – đã được sử dụng, đặc biệt là khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp thuốc (5). Các nghiên cứu sơ bộ về kích thích từ xuyên sọ ở thanh thiếu niên cho thấy các tác dụng lâm sàng và khả năng dung nạp tương tự như ở người lớn (5–8). Các nghiên cứu lớn hơn đang diễn ra sẽ sớm cung cấp thêm dữ liệu về kích thích não không xâm lấn trong trầm cảm ở tuổi vị thành niên (7).

Cũng như ở người lớn, sự tái phát là phổ biến. Trẻ em và vị thành niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã hết. Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em có trải qua 2 giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị vô thời hạn.

Bảng

Tài liệu tham khảo về điều trị: General

  1. 1. Kennard BD, Silva SG, Tonev S, et al: Remission and recovery in the Treatment for Adolescents with Depression Study (TADS): Acute and long-term outcomes. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 48(2):186-195, 1009. doi: 10.1097/CHI.0b013e31819176f9

  2. 2. Dwyer JB, Bloch MH: Antidepressants for pediatric patients. Curr Psychiatr 8(9):26-42F, 2019.

  3. 3. Kendall T, Morriss R, Mayo-Wilson E, et al: Assessment and management of bipolar disorder: Summary of updated NICE guidance. BMJ 349:g5673, 2014. doi: 10.1136/bmj.g5673

  4. 4. Yatham LN, Kennedy SH, Parikh SV, et al: Canadian Network for Mood and Anxiety Treatments (CANMAT) and International Society for Bipolar Disorders (ISBD) collaborative update of CANMAT guidelines for the management of patients with bipolar disorder: Cập nhật 2013. Bipolar Disord 15(1):1-44, 2013. doi: 10.1111/bdi.12025

  5. 5. Allen CG, Kluger BM, Buard I: Safety of transcranial magnetic stimulation in children: A systematic review of the literature. Pediatr Neurol 68:3-17, 2017. doi.org/10.1016/j.pediatrneurol.2016.12.009

  6. 6. Donaldson AE, Gordon MS, Melvin GA, et al: Addressing the needs of adolescents with treatment resistant depressive disorders: A systematic review of rTMS. Brain Stimul 7(1):7-12. 2014. doi: 10.1016/j.brs.2013.09.012

  7. 7. Krishnan C, Santos L, Peterson MD, et al:  Safety of noninvasive brain stimulation in children and adolescents. Brain Stimul 8:76-87, 2015. doi: 10.1016/j.brs.2014.10.012

  8. 8. Croarkin PE, MacMaster FP: Transcranial magnetic stimulation for adolescent depression. Child Adolesc Psychiatry Clin N Am 28(1):33-43, 2019. 10.1016/j.chc.2018.07.003

Suicide risk and antidepressants

Nguy cơ tự sát và điều trị bằng thuốc chống trầm cảm là một đề tài cần tranh luận và nghiên cứu (1). Năm 2004, FDA của Hoa Kỳ thực hiện phân tích meta gồm 23 thử nghiệm trước đó gồm 9 loại thuốc chống trầm cảm khác nhau (2). Mặc dù không có bệnh nhân nào tự sát trong các thử nghiệm này nhưng một lượng nhỏ phân tích thấy có sự tăng lên đáng kể ý tưởng tự sát được chú ý ở trẻ em và vị thành niên dùng thuốc chống trầm cảm (khoảng 4% so với khoảng 2%), dẫn đến cảnh báo trên tất cả các loại thuốc chống trầm cảm (ví dụ: thuốc chống trầm cảm ba vòng, SSRI, chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine như venlafaxine và thuốc chống trầm cảm tetracyclic như mirtazapine).

Năm 2006, một phân tích gộp (từ Vương quốc Anh) về trẻ em và thanh thiếu niên đang được điều trị trầm cảm (3) thấy rằng so với bệnh nhân dùng giả dược, những người dùng thuốc chống trầm cảm có một sự gia tăng nhỏ trong tự gây tổn thương hoặc các sự kiện liên quan đến tự sát (4,8% so với 3,0% những người được điều trị bằng giả dược). Tuy nhiên, liệu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không khác nhau tùy thuộc vào loại phân tích (phân tích tác động cố định hoặc phân tích tác động ngẫu nhiên). Có xu hướng không đáng kể trong việc tăng ý tưởng tự sát (1,2% so với 0,8%), tự gây tổn thương (3,3% so với 2,6%) và tự sát (1,9% so với 1,2%). Dường như có một số khác biệt về nguy cơ giữa các loại thuốc khác nhau; tuy nhiên, không có nghiên cứu đối đầu trực tiếp nào được thực hiện và rất khó kiểm soát mức độ nặng trầm cảm cũng như các yếu tố nguy cơ gây nhiễu khác.

Các nghiên cứu quan sát và dịch tễ học (4, 5) đã không tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ toan tử hoặc tự sát ở bệnh nhân uống thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, mặc dù việc kê đơn thuốc chống trầm cảm giảm theo cảnh báo hộp đen, tỷ lệ tự sát ở thanh thiếu niên vẫn tăng 14% (6, 7). Sử dụng dữ liệu từ các tuyên bố thương mại (8) và sổ đăng ký toàn quốc (9) để ước tính nguy cơ và lợi ích của thuốc liên quan đến các biến cố tự sát, SSRI có liên quan đến giảm đáng kể các biến cố tự sát.

Nói chung, mặc dù các thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hạn chế ở trẻ em và vị thành niên, nhưng lợi ích có vẻ vượt trội hơn các nguy cơ. Cách tiếp cận tốt nhất dường như là kết hợp điều trị bằng thuốc với liệu pháp tâm lý và giảm thiểu nguy cơ bằng cách theo dõi sát việc điều trị.

Cho dù có sử dụng thuốc hay không, tự sát luôn là mối lo ngại ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị trầm cảm. Cần làm những điều dưới đây để giảm rủi ro:

  • Các bậc cha mẹ và những người hành nghề chăm sóc sức khoẻ tâm thần nên thảo luận kỹ những vấn đề này một cách sâu sắc.

  • Trẻ hay vị thành niên nên được giám sát ở mức thích hợp.

  • Trị liệu tâm lý với các cuộc hẹn đều đặn nên được nằm trong kế hoạch điều trị.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Nguy cơ tự sát luôn là mối quan tâm của trẻ em và vị thành niên bị trầm cảm dù chúng có đang dùng thuốc chống trầm cảm hay không.

Tài liệu tham khảo về điều trị: Suicide risk and antidepressants

  1. 1. Hetrick SE, McKenzie JE, Merry SN: Newer generation antidepressants for depressive disorders in children and adolescents. Cochrane Database Syst Rev Nov 11 2012.

  2. 2. US FDA: Review and evaluation of clinical data: Relationship between psychotropic drugs and pediatric suicidality. 2004. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.

  3. 3. Dubicka B, Hadley S, Roberts C: Suicidal behaviour in youths with depression treated with new-generation antidepressants: Meta-analysis. Br J Psychiatry Nov 189:393–398, 2006.

  4. 4. Adegbite-Adeniyi C, et al: An update on antidepressant use and suicidality in pediatric depression. Expert Opin Pharmacother 13 (15):2119–2130, 2012.

  5. 5. Gibbons RD, Brown CH, Hur K, et al: Early evidence on the effects of regulators' suicidality warnings on SSRI prescriptions and suicide in children and adolescents. Am J Psychiatry 164 (9);1356–1363, 2007.

  6. 6. Garland JE, Kutcher S, Virani A, et al: Update on the use of SSRIs and SNRIs with children and adolescents in clinical practice. J Can Acad Child Adolesc Psychiatry 25(1):4-10.

  7. 7. Dwyer JB, Bloch MH: Antidepressants for pediatric patients. Curr Psychiatr 8(9):26-42F, 2019.

  8. 8. Gibbons R, Hur K, Lavigne J, et al: Medications and suicide: High dimensional empirical Bayes screening (iDEAS). Harvard Data Sci Rev 2019. doi: 10.1162/99608f92.6fdaa9de

  9. 9. Lagerberg T, Fazel S, Sjölander A, et al: Selective serotonin reuptake inhibitors and suicidal behaviour: A population-based cohort study. Neuropsychoparmacol 47:817-823, 2022. https://doi.org/10.1038/s41386-021-01179-z

Những điểm chính

  • Ở trẻ em, rối loạn trầm cảm có thể biểu hiện như buồn rầu hoặc khó chịu.

  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu liên quan đến cảm giác buồn bã hoặc kích thích hoặc mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động hầu hết cả ngày gần như mỗi ngày trong giai đoạn 2 tuần cùng với các triệu chứng cụ thể khác.

  • Chẩn đoán rối loạn trầm cảm dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng cụ thể và làm các xét nghiệm thích hợp trong phòng thí nghiệm để loại trừ các rối loạn khác (ví dụ: bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, bệnh ở tuyến giáp, sử dụng ma túy bất hợp pháp).

  • Sự tham gia của gia đình và trường học trong khi điều trị cho đứa trẻ để tiếp tục nâng cao chức năng của đứa trẻ và cung cấp các cơ sở giáo dục thích hợp.

  • Đối với thanh thiếu niên (cũng như đối với người lớn), kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả vượt trội hơn rất nhiều so với phương thức được sử dụng riêng lẻ; ở trẻ nhỏ, hầu hết các bác sĩ lâm sàng lựa chọn liệu pháp tâm lý mặc dù, nếu cần, có thể sử dụng thuốc (tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ).

  • Năm 2004, FDA đã thực hiện một phân tích gộp đưa đến một hộp đen cảnh báo về nguy cơ cao của ý tưởng và hành vi tự sát ở trẻ em, vị thành niên và người trưởng thành trẻ tuổi với tất cả các loại thuốc chống trầm cảm; các phân tích tiếp theo đã đưa ra nghi ngờ về kết luận này.

Thông tin thêm

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  1. CPIC—Clinical Pharmacogenetics Implementation Consortium: This international consortium facilitates use of pharmacogenetic tests for patient care. The site provides access to guidelines to help clinicians understand how genetic test results should be used to enhance drug therapy.