Vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em

TheoStephen Brian Sulkes, MD, Golisano Children’s Hospital at Strong, University of Rochester School of Medicine and Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2023

Đối với hầu hết trẻ em, các vấn đề về giấc ngủ không thường xuyên hoặc tạm thời và thường không cần điều trị.

(Xem thêm Tổng quan các vấn đề về hành vi ở trẻ em.)

Ngủ bình thường

Hầu hết trẻ em ngủ trong khoảng thời gian ít nhất 5 giờ khi được 3 tháng tuổi nhưng sau đó sẽ trải qua những giai đoạn thức đêm muộn hơn trong những năm đầu đời, thường liên quan đến bệnh tật. Khi trưởng thành, chuyển động mắt nhanh khi ngủ (REM) tăng lên, với sự tăng chuyển tiếp phức tạp giữa các giai đoạn giấc ngủ. Đối với hầu hết mọi người, Giai đoạn không chuyển động mắt nhanh khi ngủ (non REM) thường chiếm ưu thế sớm hơn vào ban đêm, với tăng REM sau đó. Vì vậy, các hiện tượng không phải REM xảy ra vào sớm vào ban đêm, và các hiện tượng liên quan đến REM xảy ra sau đó. Sự khác biệt giữa giấc ngủ thật sự (REM hoặc non-REM) liên quan đến hiện tượng và hành vi tỉnh giấc có thể giúp điều trị trực tiếp.

Điều quan trọng là phải xác định xem cha mẹ nhận thấy đứa trẻ ngủ với họ có vấn đề gì không, bởi vì có nhiều sự khác biệt về văn hoá trong thói quen ngủ (1, 2). Khuyến nghị về việc giảm tử vong trong môi trường ngủ năm 2022 của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đề xuất rằng trẻ sơ sinh ngủ cùng phòng với cha mẹ nhưng không ngủ chung giường; điều này được cho là làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), một phân nhóm trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh (SUID).

Tài liệu tham khảo về giấc ngủ bình thường

  1. 1. Mindell JA, Sadeh A, Wiegand B, et al: Cross-cultural differences in infant and toddler sleep. Sleep Med 11(3):274–280, 2010. doi: 10.1016/j.sleep.2009.04.012

  2. 2. Owens JA: Sleep in children: Cross-cultural perspectives. Sleep Biol Rhythms 2:165–173, 2004. doi: 10.1111/j.1479-8425.2004.00147.x

Ác mộng

Những cơn ác mộng là những giấc mơ đáng sợ xảy ra trong giai đoạn REM giấc ngủ. Một đứa trẻ có cơn ác mộng có thể thức giấc hoàn toàn và nhớ lại chi tiết về giấc mơ.

Ác mộng không phải là một nguyên nhân thức tỉnh, trừ khi chúng xảy ra rất thường xuyên. Nó có thể xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian căng thẳng hoặc thậm chí ngay cả khi đứa trẻ đã xem một bộ phim hoặc chương trình truyền hình chứa nội dung đáng sợ. Nếu những cơn ác mộng xảy ra thường xuyên, các bậc cha mẹ có thể lưu lại nhật ký để xem liệu có thể xác định nguyên nhân.

Các cơn sợ hãi vào ban đêm và mộng du

Sợ hãi ban đêm là các giai đoạn non-REM của thức giăc không hoàn toàn với sự mệt mỏi cực độ trong một thời gian ngắn sau khi đi vào giấc ngủ; chúng rất phổ biến nhất ở độ tuổi từ 3 đến 8.

Trẻ hét lên và hoảng sợ, nhịp tim nhanh và thở nhanh. Đứa trẻ dường như không ý thức được sự có mặt của cha mẹ, có thể đâm sầm vào xung quanh, và không đáp lại sự an ủi. Trẻ có thể nói nhưng không thể trả lời được câu hỏi. Thông thường, đứa trẻ trở lại giấc ngủ sau một vài phút. Không giống như với những cơn ác mộng, đứa trẻ không thể nhớ lại những giai đoạn này theo chi tiết. Sự sợ hãi trở nên kịch tính bởi đứa trẻ có thể la hét và không thể an ủi trong giai đoạn này.

Khoảng một phần ba số trẻ em có nỗi kinh hoàng ban đêm cũng biểu hiện mộng du (hành động đứng dậy đi ra khỏi giường và đi bộ xung quanh trong khi ngủ, còn được gọi là ngủ rong). Khoảng 15% trẻ em từ 5 đến 12 tuổi có ít nhất một đợt mộng du.

Hoảng sợ khi ngủ và mộng du hầu như luôn tự dừng lại, mặc dù đôi khi các giai đoạn có thể xảy ra trong nhiều năm. Thông thường, không cần điều trị, nhưng nếu rối loạn kéo dài ở thanh thiếu niên hoặc ở độ tuổi trưởng thành và/hoặc trầm trọng, thì cần phải điều trị. Ở trẻ cần được điều trị, hoảng sợ về đêm có thể đáp ứng với thuốc an thần hoặc một thuốc chống trầm cảm. Có một số bằng chứng cho thấy giấc ngủ bị gián đoạn liên quan đến cử động định kỳ của chân thường đáp ứng với việc bổ sung sắt (1, 2), ngay cả khi không bị thiếu máu. Nếu trẻ em ngáy và hồi hộp, đánh giá chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cũng cần được xem xét.

Tài liệu tham khảo về sợ hãi vào ban đêm và mộng du

  1. 1. Leung W, Singh I, McWilliams S, et al: Iron deficiency and sleep—A scoping review. Sleep Med Rev 51:101274, 2020. doi: 10.1016/j.smrv.2020.101274

  2. 2. Peirano PD, Algarin CR, Chamorro RA, et al: Sleep alterations and iron deficiency anemia in infancy. Sleep Med 11(7):637–642, 2020. doi: 10.1016/j.sleep.2010.03.014

Chống lại việc đi ngủ

Trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 1 tuổi đến 2 tuổi, thường không muốn đi ngủ vì lo lắng về sự xa cách, trong khi trẻ lớn hơn có thể đang cố gắng kiểm soát nhiều khía cạnh hơn trong môi trường của trẻ. Trẻ nhỏ thường khóc khi còn lại một mình trên giường, hoặc chúng leo ra và tìm cha mẹ. Một nguyên nhân phổ biến khác của việc từ chối đi ngủ là thời gian bắt đầu ngủ muộn. Những tình huống này nảy sinh khi trẻ em được ở lại thêm và ngủ muộn hơn bình thường dẫn đến cơ thể cần thiết lập lại nhịp sinh học để bắt đầu giấc ngủ vào thời điểm muộn hơn. Chuyển giờ đi ngủ sang sớm hơn vài phút mỗi đêm là biện pháp can thiệp được khuyến nghị để thiết lập lại đồng hồ bên trong, nhưng, nếu cần, điều trị ngắn hạn bằng thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn, chẳng hạn như thuốc kháng histamine hoặc melatonin, có thể giúp trẻ thiết lập lại đồng hồ của trẻ.

Kháng lại việc khi đi ngủ không thể giải quyết nếu cha mẹ ở lại phòng trong thời gian dài để an ủi động viên trẻ hoặc để trẻ em ra khỏi giường. Trên thực tế, những phản ứng này củng cố việc thức dậy vào ban đêm, trong khi trẻ cần cố gắng tạo ra những điều kiện để chúng đi vào giấc ngủ. Để tránh những vấn đề này, cha mẹ có thể phải ngồi im lặng trong hành lang trước mắt đứa trẻ và đảm bảo trẻ nằm trên giường. Trẻ sau đó thiết lập một thói quen tự đi ngủ và ngủ một mình và biết rằng ra khỏi giường là không được khuyến khích. Trẻ cũng học được rằng cha mẹ vẫn ỏ đấy nhưng sẽ không kể chuyện hoặc chơi trò chơi với trẻ. Cuối cùng, đứa trẻ lắng xuống và đi ngủ. Cho trẻ với một đồ vật ngủ kèm (như một con gấu bông) thường là hữu ích. Một tiếng ồn nhỏ ban đêm, một ít ánh sáng, hoặc cả hai cũng có thể hữu ích. Một số cha mẹ đặt ra giới hạn bằng cách cho trẻ "ngủ qua" mà trẻ có thể trở mình trong một lần rời khỏi giường.

Nếu trẻ đã quen với việc ngủ có sự tiếp xúc trực tiếp thể chất với cha mẹ, bước đầu tiên để thiết lập một quy trình ngủ khác là giảm dần dần sự tiếp xúc từ toàn bộ cơ thể sang một bàn tay chạm vào đứa trẻ khi cha mẹ ngồi cạnh giường của đứa trẻ. Một khi trẻ thường xuyên ngủ với cha mẹ bên cạnh giường, cha mẹ có thể rời khỏi phòng để tăng thời gian ngủ riêng.

Thức giấc vào ban đêm

Mọi người đều thức giấc nhiều lần mỗi đêm. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường ngủ quên mà không có can thiệp. Trẻ em thường cảm thấy thức dậy ban đêm lặp lại sau khi xoay trở, bệnh tật, hoặc một sự kiện căng thẳng khác. Các vấn đề về ngủ có thể trở nên trầm trọng hơn khi trẻ ngủ trưa muộn sang buổi chiều hoặc bị kích thích quá mức khi chơi trước khi đi ngủ.

Cho phép trẻ ngủ với cha mẹ vì thức dậy ban đêm làm tăng thêm hành vi. Cũng có thể phản tác dụng khi chơi hoặc cho trẻ ăn vào ban đêm, đánh đập và la mắng trẻ. Việc đưa đứa trẻ lên giường với sự trấn an đơn giản thường hiệu quả hơn. Một thói quen đi ngủ bao gồm đọc truyện ngắn, đưa ra một con búp bê hoặc chăn và sử dụng ánh sáng ban đêm nhỏ (dành cho trẻ em > 3) thường là hữu ích. Để tránh sự kích thích, điều quan trọng là các điều kiện mà trẻ thức giấc vào ban đêm cũng giống như những điều mà trẻ đi vào giấc ngủ. Cha mẹ và những người chăm sóc khác cần phải cố gắng duy trì thói quen hàng đêm để trẻ học được những gì được mong đợi. Nếu trẻ khỏe mạnh về thể chất, cho phép trẻ khóc vài phút thường giúp trẻ tự trấn an trở lại, làm giảm sự tỉnh giấc ban đêm. Để khóc quá lâu là phản tác dụng, tuy nhiên, bởi vì cha mẹ sau đó có thể cảm thấy cần phải trở lại với một thói quen tiếp xúc gần gũi. Sự trấn an nhẹ nhàng trong khi giữ trẻ nằm trên giường thường hiệu quả.

Thông tin thêm

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. American Academy of Pediatrics (AAP): Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2022 Recommendations for Reducing Infant Deaths in the Sleep Environment

  2. For patients and caregivers: How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained

  3. For patients and caregivers: Tôn vinh quá khứ, Học hỏi cho tương lai: Một môi trường ngủ an toàn trông như thế nào? (Tiếp cận cộng đồng thổ dân da đỏ Mỹ/Alaska)