Tổng quan các vấn đề về hành vi ở trẻ em

TheoStephen Brian Sulkes, MD, Golisano Children’s Hospital at Strong, University of Rochester School of Medicine and Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2023

Nhiều hành vi biểu hiện ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên gây lo lắng cho cha mẹ và người lớn khác. Các hành vi hoặc kiểu hành vi trở nên có ý nghĩa lâm sàng nếu nó diễn ra thường xuyên hoặc dai dẳng và không thích nghi, ví dụ, nó cản trở sự trưởng thành về cảm xúc hoặc chức năng xã hội và nhận thức. Các vấn đề hành vi nghiêm trọng có thể được phân loại là rối loạn tâm thần (ví dụ, rối loạn chống đối, rối loạn cư xử).

Tỷ lệ mắc khác nhau tùy theo cách các vấn đề hành vi được xác định và đo lường.

(Xem Các vấn đề ở tuổi vị thành niên.)

Đánh giá các vấn đề về hành vi ở trẻ em

Chẩn đoán các vấn đề hành vi ở trẻ em bao gồm đánh giá hành vi nhiều bước.

Mối quan tâm với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường liên quan đến các chức năng của cơ thể (ví dụ như ăn uống, vệ sinh, ngủ), trong khi trẻ lớn và trẻ vị thành niên có quan ngại về hành vi cá nhân (ví dụ mức độ hoạt động, mất phương hướng, hung hăng) chiếm ưu thế.

Xác định vấn đề

Một vấn đề hành vi có thể biểu hiện một cách đáng báo động và đột ngột như một sự việc đơn lẻ (ví dụ: xung đột, bạo lực ở học đường). Thường xuyên hơn, các vấn đề biểu hiện dần dần, và nhận định liên quan đến việc thu thập thông tin theo thời gian. Hành vi được đánh giá tốt nhất trong ngữ cảnh của trẻ

  • Phát triển thể chất và tinh thần

  • Sức khoẻ tổng quát

  • Tính cách (ví dụ, khó tính, dễ gần)

  • Mối quan hệ với cha mẹ và người chăm sóc

Quan sát trực tiếp sự tương tác của cha mẹ và trẻ trong lần đếnthăm khám cung cấp những đầu mối có giá trị, bao gồm phản ứng của cha mẹ đối với các hành vi. Những quan sát này được bổ sung, bất cứ khi nào có thể, thông tin từ người khác, bao gồm người thân, giáo viên và y tá trường học.

Phỏng vấn cha mẹ hoặc người chăm sóc cung cấp thứ tự các hoạt động của đứa trẻ trong một ngày bình thường. Cha mẹ được hỏi khi hành vi bắt đầu và được yêu cầu đưa ra các ví dụ về các sự kiện xảy ra trước và sau hành vi cụ thể. Cha mẹ cũng được hỏi vê cách diễn giải

  • Các hành vi điển hình theo lứa tuổi

  • Kỳ vọng đối với trẻ

  • Tính cách của cha mẹ

  • Hỗ trợ (ví dụ, xã hội, tình cảm, tài chính) để hoàn thành vai trò làm cha mẹ

  • Mối quan hệ của đứa trẻ với các thành viên khác trong gia đình

Diễn giải vấn đề

Quá khứ của đứa trẻ có thể bao gồm các yếu tố làm tăng khả năng gia tăng các vấn đề hành vi, như tiếp xúc với chất độc, biến cố trong thời kỳ mang thai, hoặc mắc một căn bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong trong gia đình.

Một số vấn đề có thể liên quan đến mối quan hệ cha-con và có thể được giải thích theo một số cách:

  • Kỳ vọng của cha mẹ không thực tế: Ví dụ, một số cha mẹ kỳ vọng rằng đứa trẻ 2 tuổi của họ sẽ nhặt đồ chơi mà không cần đến sự trợ giúp. Các bậc cha mẹ có thể hiểu sai các hành vi bình thường, hành vi theo lứa tuổi, như hành vi chống đối (ví dụ như trẻ 2 tuổi từ chối làm theo yêu cầu của một người lớn hoặc tuân thủ qui tắc) là có vấn đề.

  • Tương tác không tốt giữa cha mẹ và con: Ví dụ, đứa trẻ ít được cha mẹ quan tâm có thể có vấn đề về hành vi.

  • Quan tâm con quá mức: Phản ứng có ý tốt của cha mẹ đối với một vấn đề về hành vi có thể làm hành vi đó trở nên tồi tệ hơn bằng cách vô tình khen thưởng cho hành vi đó (ví dụ: bảo vệ quá mức một trẻ hay đeo bám, sợ hãi; nhượng bộ một trẻ thích thao túng).

  • Dạng mặc định lặp đi lặp lại: Ở trẻ nhỏ, một số vấn đề thể hiện kiểu hành vi có tính chất mặc định nhưng những hành vi đó gây ra các phản ứng không tích cực từ cha mẹ và dẫn đến các phản ứng không tốt trở lại của đứa trẻ, rồi lại gây ra các phản ứng bất lợi từ cha mẹ lặp đi lặp lại. Trong khuôn mẫu này, trẻ em thường phản ứng lại với những căng thẳng và khó chịu về cảm xúc thể hiện sự bướng bỉnh, nói hỗn láo, hung hăng, và bùng nổ hơn là khóc. Thông thường, cha mẹ phản ứng với một đứa trẻ hung hăng và chống lại bằng cách mắng, la hét và đánh; đứa trẻ sau đó leo thang các hành vi dẫn đến phản ứng ban đầu của cha mẹ, và phụ huynh phản ứng mạnh mẽ hơn. Sự chú ý mà trẻ nhận được từ cha mẹ đối với hành vi không phù hợp của trẻ thường củng cố điều đó.

Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, các vấn đề về hành vi có thể gia tăng khi muốn được độc lập với các quy tắc của cha mẹ và người giám sát (xem Các vấn đề về hành vi ở thanh thiếu niên). Những vấn đề như vậy phải được phân biệt với những sai sót không thường xuyên trong đánh giá.

Điều trị các vấn đề về hành vi ở trẻ em

  • Can thiệp sớm

  • Giáo dục và chiến lược cho cha mẹ

Một khi vấn đề hành vi đã được xác định và nguyên nhân của nó đã được đánh giá, can thiệp sớm là mong muốn bởi vì các hành vi sẽ khó thay đổi chúng tồn tại lâu hơn.

Bác sĩ lâm sàng trấn an cha mẹ rằng đứa trẻ đó khoẻ mạnh (nghĩa là hành vi bất thường của đứa trẻ không phải là biểu hiện của bệnh tật). Bằng cách xác định về sự thất vọng của cha mẹ và chỉ ra tuần suất của các vấn đề hành vi, bác sĩ lâm sàng thường có thể làm dịu các cảm giác có lỗi của cha mẹ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm ra các biện pháp có thể và điều trị các vấn đề. Đối với những vấn đề đơn giản, giáo dục của phụ huynh, sự đảm bảo và một số gợi ý cụ thể thường là đủ. Phụ huynh nên được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc dành ít nhất 15 đến 20 phút mỗi ngày để có một hoạt động thú vị với đứa trẻ và kêu gọi sự chú ý đối với các hành vi mong muốn khi đứa trẻ biểu hiện chúng ("nắm bắt hành vi tốt"). Cha mẹ cũng có thể được khuyến khích thường xuyên dành thời gian cho trẻ để giúp trẻ học cách an toàn và độc lập.

Tuy nhiên, đối với một số vấn đề về hành vi, cha mẹ được hưởng lợi từ các chiến lược bổ sung trong việc kỷ luật trẻ và điều chỉnh hành vi.

  • Cha mẹ nên xác định các yếu tố gây nên hành vi và các nhân tố (ví dụ như chú ý thêm) có thể vô tình củng cố nó.

  • Hành vi mong muốn và không mong muốn cần được xác định rõ ràng.

  • Cha mẹ nên tập trung vào bản thân hành vi đó và không đánh đồng hành vi đó với trẻ (ví dụ: "đó là hành vi không thể chấp nhận được" với "con là người xấu").

  • Các quy tắc và giới hạn phù hợp phải được thiết lập.

  • Cha mẹ cần liên tục theo dõi việc tuân thủ và đưa ra phần thưởng phù hợp cho thành công và hậu quả đối với hành vi không phù hợp hoặc không mong muốn.

  • Cha mẹ nên cố gắng giảm bớt sự tức giận khi thực hiện các quy tắc và tăng sự giao tiếp tích cực với đứa trẻ.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Tích cực củng cố cho hành vi thích hợp là một công cụ mạnh mẽ mà không có tác dụng phụ.

Giúp cha mẹ hiểu rằng "kỷ luật" hàm ý phương pháp và không chỉ là hình phạt cho phép họ tạo ra phương thức và kỳ vọng rõ ràng rằng mà trẻ em cần. Kỷ luật không hiệu quả có thể dẫn đến hành vi không thích hợp. Việc lăng mạ hoặc hình phạt thể xác có thể nhanh chóng kiểm soát hành vi của một đứa trẻ nhưng cuối cùng có thể làm giảm ý thức về bảo vệ và lòng tự trọng của đứa trẻ. Đe dọa bỏ mặc hoặc dẫn đến hư hỏng. Việc mắng mỏ, đe dọa và trừng phạt thể xác cũng dạy trẻ rằng những lời khiển trách này là phản ứng thích hợp đối với các tình huống mà đứa trẻ không thích.

Phương pháp thời gian nghỉ (time-out), trong đó đứa trẻ phải ngồi một mình ở một nơi đứa trẻ không thích (một góc hoặc phòng [ngoài phòng ngủ của đứa trẻ] không tối hoặc đáng sợ và không có tivi hoặc đồ chơi) trong một khoảng thời gian ngắn, là cách tiếp cận tốt để thay đổi hành vi không thể chấp nhận. Thời gian nghỉ là quá trình học tập cho trẻ và được sử dụng tốt nhất cho một hành vi không thích hợp hoặc một vài lần cùng một lúc. Nên tránh giam cầm đứa trẻ. Đối với những đứa trẻ tăng mức độ phản ứng khi được đưa vào time-out, phụ huynh có thể lựa chọn di chuyển nhanh hơn để chuyển hướng khi họ nhận thấy rằng trẻ thừa nhận trẻ sự khiển trách đối với hành vi không thích hợp.

Phương pháp Time-Out

Kỹ thuật kỷ luật này được sử dụng tốt nhất khi trẻ nhận thức được rằng hành động của trẻ là không phù hợp hoặc không thể chấp nhận được và khi trẻ coi việc không chú ý là một hình phạt; thông thường đây không phải là trường hợp cho đến khi 2 tuổi. Cần thận trọng khi phương pháp này được sử dụng trong các nhóm như chăm sóc ban ngày vì nó có thể dẫn đến sự lăng mạ có hại.

Phương pháp này có thể được áp dụng khi một đứa trẻ cư xử không đúng cách dẫn đến kết quả là hết thời gian. Thông thường, lời khiển trách và nhắc nhở bằng lời nói phải trước khi hết thời gian.

  • Hành vi sai trái được giải thích cho đứa trẻ, trẻ được cho ngồi ở ghế chờ thời gian hoặc được dẫn dắt nếu cần thiết.

  • Trẻ nên ngồi trên ghế 1 phút cho mỗi một năm tuổi (tối đa, 5 phút).

  • Một đứa trẻ đứng dậy trước khi thời gian được chỉ định được yêu cầu ngồi laị, và thời gian được tính lại. Tránh nói chuyện và giao tiếp bằng mắt.

  • Khi đã đến lúc trẻ dậy, người chăm sóc sẽ hỏi lý do thời gian nghỉ mà không có sự tức giận và dè dặt. Một đứa trẻ không nhớ chính xác lý do được nhắc nhở một cách ngắn gọn. Trẻ không cần bày tỏ hối tiếc về hành vi không phù hợp với điều kiện là đứa trẻ hiểu lý do của việc hết giờ.

Ngay sau khi hết thời gian, người chăm sóc nên khen ngợi hành vi phù hợp của trẻ, điều này có thể dễ dàng đạt được hơn nếu trẻ được chuyển hướng sang một hoạt động mới cách xa nơi xảy ra hành vi không phù hợp.

Mô hình hành vi vòng tròn có thể bị gián đoạn nếu cha mẹ bỏ qua hành vi không làm phiền người khác (ví dụ: từ chối ăn) và sử dụng sự phân tâm hoặc cách ly tạm thời để hạn chế hành vi không thể bỏ qua (ví dụ: nổi cơn thịnh nộ nơi công cộng).

Một vấn đề về hành vi không thay đổi trong 3 tháng đến 4 tháng cần phải được đánh giá lại; huấn luyện quản lý hành vi chuyên sâu hơn hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần có thể được chỉ định.