Tổng quan các rối loạn ở đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

TheoWilliam J. Cochran, MD, Geisinger Clinic
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 09 2023

    Một số rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm

    Trẻ sơ sinh cũng dễ mắc các tình trạng khác có thể trở thành trường hợp cấp cứu ngoại khoa như thoát vị bẹn, thủng dạ dày, thủng hồi tràngtắc động mạch mạc treo.

    Viêm đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến nhất ở trẻ em. Khoảng 3 tỷ đến 5 tỷ ca bệnh xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, phổ biến nhất là ở các quốc gia chưa được chăm sóc y tế đầy đủ và chủ yếu ở trẻ em < 5 tuổi. Năm 2016, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8, gây ra ở > 1,6 triệu người. Hơn 27% số ca tử vong này xảy ra ở trẻ em < 5 tuổi (1).

    Tại Hoa Kỳ, hơn 350 triệu trường hợp viêm dạ dày ruột truyền nhiễm xảy ra hàng năm, dẫn đến 100 trường hợp đến 300 trường hợp tử vong.

    Khoảng 2% số trẻ em ở các nước phát triển sẽ phải nhập viện vào một thời điểm nào đó vì viêm dạ dày ruột cấp tính và mất nước. Tại Hoa Kỳ, bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính chiếm khoảng 200.000 ca nhập viện và 1,5 triệu lượt khám ngoại trú với chi phí vượt quá 2 tỷ đô la. Tỷ lệ bị viêm đường tiêu hóa do rotavirus, là bệnh do vi rút phổ biến nhất, đã giảm từ 58 đến 90% do sử dụng vắc xin rotavirus thường quy. Norovirus hiện là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em tại Hoa Kỳ (2).

    (Xem thêm Mất nước và điều trị bù dịch ở trẻ em.)

    Tài liệu tham khảo chung

    1. 1. GBD 2016 Causes of Death Collaborators: Global, regional, and national age-sex specific mortality for 264 causes of death, 1980-2016: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet 390(10100):1151-1210, 2017 doi: 10.1016/S0140-6736(17)32152-9

    2. 2. Sun ZW, Fu Y, Lu HL, et al: Association of Rotavirus Vaccines With Reduction in Rotavirus Gastroenteritis in Children Younger Than 5 Years: A Systematic Review and Meta-analysis of Randomized Clinical Trials and Observational Studies. JAMA Pediatr 175(7):e210347, 2021 doi: 10.1001/jamapediatrics.2021.0347