Bệnh lý đám rối cánh tay và đám rối thắt lưng cùng

TheoMichael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2022

Bệnh lý đám rối cánh tay hoặc thắt lưng cùng gây ra một rối loạn cảm giác đau hỗn hợp của các chi tương ứng.

Bởi vì một số rễ thần kinh xen kẽ trong đám rối, triệu chứng không phù hợp với sự chi phối của rễ hoặc dây riêng biệt. Những phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng phụ thuộc vào tổn thương đám rối thần kinh:

  • Đám rối thần kinh cánh tay ở phần đầu: Khớp Vai

  • Đám rối thần kinh cánh tay ở phần cuối: Bàn tay

  • Đám rối thắt lưng: Chân

  • Đám rối xương cùng: Khung chậu và chân

Đám rối thần kinh.

Tổn thương đám rối thần kinh (bệnh lý đám rối) thường là do chèn ép thực thể hoặc chấn thương:

  • Ở trẻ sơ sinh, lực kéo trong khi sinh nếu làm tổn thương các dây thần kinh trong đám rối thần kinh cánh tay

  • Ở người trưởng thành, thường là chấn thương (thường là đám rối cánh tay, do ngã khiến đầu nghiêng mạnh về một phía so với vai) hoặc sự xâm lấn bởi ung thư di căn (điển hình là ung thư vú hoặc ung thư phổi với đám rối thần kinh cánh tay và các khối u tiết niệu sinh dục đối với đám rối thắt lưng cùng)

Ở những bệnh nhân dùng thuốc chống đông, khối máu tụ có thể làm chèn ép đám rối thắt lưng. U sợi thần kinhđôi khi liên quan đến đám rối thần kinh. Các nguyên nhân khác bao gồm xơ hóa sau tia xạ (ví dụ sau khi xạ trị cho ung thư vú) và đái tháo đường.

Viêm thần kinh cánh tay cấp tính (bệnh lý thần kinh, hội chứng Parsonage-Turner) xảy ra chủ yếu ở nam giới và thường ở người trưởng thành trẻ tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Không rõ nguyên nhân, nhưng có thể do quá trình đáp ứng viêm hoặc virus.

Triệu chứng và Dấu hiệu của bệnh đám rối

Các biểu hiện của bệnh đám rối thần kinh bao gồm đau dai dẳng và giảm cảm giác hoặc vận động mà không tương ứng với rễ hay dây thần kinh ngoại vi chi phối.

Với bệnh lý viêm thần kinh cánh tay cấp, các phát hiện bao gồm đau nhiều trên xương bả vai, yếu cơ và giảm phản xạ, cùng với những bất thường về cảm giác nhẹ do đám rối thần kinh cánh tay chi phối. Thông thường, yếu cơ tăng lên và phản xạ giảm đi khi hết đau. Yếu cơ rõ rệt từ ngày 3 đến 10, sau đó sẽ trở lại bình thường sau vài tháng. Các cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất là cơ răng trước (làm xoay xương bả vai), các cơ được chi phối thân trên và các cơ được chi phối bơỉ nhánh gian cốt trước thần kinh giữa ở cẳng tay đó- bệnh nhân có thể không vận động đượcο ngón cái và ngón trỏ.

Chẩn đoán bệnh đám rối

  • Nghiên cứu điện cơ và dẫn truyền thần kinh

  • Thường chỉ định MRI hoặc CT tùy từng đám rối thần kinh

Chẩn đoán bệnh lý đám rối thần kinh bằng các dấu hiệu lâm sàng gợi ý.

Xét nghiệm điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh để làm rõ sự chi phối thần kinh theo giải phẫu (bao gồm các tổn thương rễ có thể xảy ra).

MRI hoặc CT đám rối thần kinh và đốt sống liền kề để phát hiện những bất thường như khối u và khối u hoặc huyết khối. MRI hoặc CT chỉ định cho tất cả các trường hợp tổn thương đám rối thần kinh không do chấn thương và do chấn thương ngoại trừ các trường hợp điển hình như viêm thần kinh đám rối cánh tay.

Điều trị bệnh đám rối

  • Điều trị theo nguyên nhân

Corticoid mặc dù thường được kê đơn nhưng chưa chứng minh được lợi ích trong rối loạn đám rối.

Chỉ định phẫu thuật khi có chấn thương, tụ máu, và khối u lành tính hoặc di căn. Điều trị di căn bằng xạ trị, hóa trị, hoặc cả hai.

Kiểm soát đường huyết có thể có lợi cho những bệnh nhân tổn thương thần kinh đám rối do đái tháo đường.

Những điểm chính

  • Bệnh lý đám rối thần kinh thường gây ra bởi sự chèn ép hoặc chấn thương.

  • Nghi ngờ bệnh đám rối thần kinh nếu đau hoặc khiếm khuyết thần kinh ngoại vi không tương ứng với một rễ thần kinh chi phối.

  • Nghi ngờ viêm đám rối cánh tay cấp nếu bệnh nhân có đau vùng trên xương đòn trầm trọng, tiếp theo là yếu cơ và giảm phản xạ gân xương tiến triển trong một vài ngày và khỏi sau vài tháng.

  • Trong hầu hết các trường hợp, làm điện cơ và MRI hoặc CT.

  • Điều trị nguyên nhân.