Đau dây IX đôi khi do các xung mạch bất thường gây chèn ép dây IX, tương tự như trong đau dây IX và co thắt nửa mặt. Quá phát mỏm trâm có thể gây chèn ép dây IX ở cổ (hội chứng Eagle). Trong một số hiếm các trường hợp, nguyên nhân gây chèn ép khối u cầu não hoặc cổ, áp xe quanh amidan, phình động mạch cảnh, hoặc bệnh lý tổn thương myelin. Thông thường, không xác định được nguyên nhân.
Triệu chứng đau dây IX, phổ biến hơn ở nam giới, thường là sau 40 tuổi.
Triệu chứng cơ năng và thực thể
Giống như đau dây IX, đau diễn ra với đặc tính đau nhói thành cơn ngắn kịch phát, ở một bên, xảy ra tự phát, đau tăng lên khi các vùng thần kinh phân phối bởi thần kinh lưỡi hầu bị kích thích (ví dụ nhai, nuốt, ho, nói chuyện, ngáp, hoặc hắt hơi). Đau, kéo dài vài giây đến vài phút, thường khởi phát ở khu vực amidan hoặc ở phần dưới của lưỡi và có thể lan sang tai cùng bên. Đôi khi, cương phế vị làm ngừng xoang gây ngất; các cơn ngất có thể xảy hàng ngày hoặc một vài tuần một lần.
Chẩn đoán
Chẩn đoán đau dây IX dựa trên lâm sàng
Các triệu chứng của đau dây IX khác với đau dây V ở vị trí đau. Ngoài ra, trong đau dây IX, nuốt hoặc tiếp xúc với amidan gây đau, lidocaine dùng tại chỗ vùng cổ họng có thể tạm thời giúp giảm hoặc loại trừ đau hoàn toàn.
Tiến hành chụp MRRI để loại trừ chẩn đoán u amidan, hầu, u não và các tổn thương di căn ở tam giác cổ trước. Phong bế thần kinh tại chỗ, thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có thể giúp phân biệt chứng đau động mạch cảnh, đau thần kinh thanh quản trên, và đau do u gây ra.
Điều trị
Điều trị triệu chứng đau dây IX giống với đau dây V.
Nếu thuốc uống không có hiệu quả, thuốc gây tê tại chỗ giúp giảm đau nhẹ. Cocaine tại chỗ vùng hầu họng có thể giúp giảm đau tạm thời, có thể cần phẫu thuật giảm chèn ép dây thần kinh từ các xung mạch bất thường. Nếu đau giới hạn ở vùng hầu họng, phẫu thuật có thể chỉ hạn chế ở đoạn ngoài sọ của dây IX. Nếu đau lan rộng, phẫu thuật có thể đến phần nội sọ của dây IX.