Vật lý trị liệu ở ngực

TheoAndrea R. Levine, MD, University of Maryland School of Medicine;Jason Stankiewicz, MD, University of Maryland Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 04 2022

    Vật lý trị liệu hô hấp bao gồm các thao tác cơ học từ bên ngoài, chẳng hạn như vỗ lồng ngực, dẫn lưu tư thế, và rung, để tăng cường huy động và giải phóng các chất bài tiết trong đường thở. Nó được chỉ định cho những bệnh nhân có phản xạ ho không đủ khả năng để làm sạch các chất tiết dày, dai với số lượng nhiều, bám chắc vào đường thở (1). Ví dụ ở những bệnh nhân bị

    Chống chỉ định

    Chống chỉ định đối với vật lý trị liệu hô hấp đều là tương đối và bao gồm:

    • Chảy máu tạng (bao gồm cả thuốc chống đông máu)

    • Sự khó chịu liên quan đến tư thế hoặc thao tác thực hiện

    • áp lực nội sọ

    • Bệnh nhân có ho máu gần đây

    • Gãy xương sườn

    • Gãy xương cột sống hoặc loãng xương

    Thủ thuật

    Vật lý trị liệu hô hấp có thể được thực hiện bởi một chuyên gia về hô hấp, mặc dù các kỹ thuật này có thể được hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân thực hiện.

    Các kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng là:

    • Dẫn lưu tư thế và vỗ lồng ngực

    Trong dẫn lưu tư thế và vỗ lồng ngực, bệnh nhân được luân phiên thay đổi tư thế để tạo điều kiện cho các chất tiết từ một thùy hay phân thùy phổi ra ngoài trong khi vỗ với lòng bàn tay khum để giúp long đờm và huy động các chất tiết bám chắc, sau đó được khạc và dẫn lưu ra ngoài. Kỹ thuật này hơi gây khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân. Các lựa chọn thay thế cho vỗ rung bằng tay bao gồm việc sử dụng máy rung cơ học và áo hơi.

    Các phương pháp khác giúp làm sạch đường thở bao gồm sử dụng các phương pháp hít thở có kiểm soát, các thiết bị áp lực dương thì thở ra để duy trì tình trạng khai thông của đường thở, hút và các thiết bị tạo ra các dao động tần số cực thấp trong đường thở để đẩy đờm. Các phương pháp làm sạch đường thở có thể so sánh được, và các phương pháp nên được lựa chọn dựa trên từng bệnh nhân cụ thể.

    Các biến chứng

    Các biến chứng ít gặp bao gồm tình trạng thiếu oxy liên quan đến tư thế và sự hít phải chất tiết vào những vùng phổi lành.

    Tài liệu tham khảo chung

    1. 1. McCool FD, Rosen MJ: Nonpharmacologic airway clearance therapies: AACP evidence-based clinical practice guidelines. Chest 129: (1 suppl.): 250S–259S, 2006. doi: 10.1378/chest.129.1_suppl.25OS

    2. 2. Osadnik CR, McDonald CF, Jones AP, Holland AE: Airway clearance techniques for chronic obstructive pulmonary disease. Cochrane Database Syst Rev Mar 14;(3):CD008328, 2012. doi: 10.1002/14651858.CD008328.pub2