Mạch máu tiền đạo

TheoAntonette T. Dulay, MD, Main Line Health System
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 10 2022

Mạch máu tiền đạo xảy ra khi các màng có chứa các mạch máu bào thai kết nối dây rốn và rau thai hoặc nằm trong 2 cm trong lỗ trong cổ tử cung. Chẩn đoán bằng siêu âm. Xử trí là theo dõi thai nhi và đỡ đẻ vào khoảng tuần thứ 34, hoặc sớm hơn để phát hiện tình trạng thai nhi ra máu hoặc không an toàn. Nguồn chảy máu ở mạch máu tiền đạo là thai nhi, do đó mất máu có thể làm suy giảm nhanh chóng tình trạng thai nhi.

Mạch máu tiền đạo có thể tự xảy ra hoặc với những bất thường rau thai, chẳng hạn như dây rốn bám màng. Trong dây rốn bám màng, các mạch máu từ dây rốn chạy qua một phần của màng rau chứ không phải trực tiếp vào bánh rau. Do đó, các mạch máu không được bảo vệ bởi thạch Wharton trong dây rốn, làm cho xuất huyết thai nhi nhiều khả năng xảy ra hơn khi vỡ màng ối.

Tỷ lệ là khoảng 1/2500 đến 5000 lần sinh. Tỷ lệ tử vong ở thai nhi có thể tới 60% nếu không phát hiện ra mạch máu tiền đạo trước khi sinh.

Mạch máu tiền đạo

Các triệu chứng và dấu hiệu của mạch máu tiền đạo

Sự hiện diện kinh điển của mạch máu tiền đạo là chảy máu âm đạo không đau, vỡ ối, và nhịp tim thai chậm.

Chẩn đoán mạch máu tiền đạo

  • Siêu âm qua âm đạo

Chẩn đoán mạch máu tiền đạo cần được nghi ngờ dựa trên sự hiện diện hoặc kết quả của siêu âm tiền sản định kỳ Khi hiện diện, mô hình nhịp tim thai nhi, thường là không có độ an toàn. Chẩn đoán thường được khẳng định bằng siêu âm qua đường âm đạo. Các mạch máu thai có thể được nhìn thấy bên trong các màng đi qua trực tiếp qua hoặc gần lỗ trong cổ tử cung. Doppler màu có thể được sử dụng như là một công cụ phụ trợ.

Mạch máu tiền đạo phải được phân biệt với sự hiện diện của phần dây rốn (sa dây rốn nằm giữa phần của ngôi và lỗ trong của cổ tử cung), trong đó có thể nhìn thấy các mạch máu bào thai được bọc bằng thạch Wharton có thể được nhìn thấy bao phủ cổ tử cung. Trong sự hiện diện của dây rốn, không giống như trong mạch máu tiền đạo, dây rốn di chuyển ra khỏi cổ tử cung trong quá trình đánh giá siêu âm; trong mạch máu tiền đạo, dây rốn được cố định tại chỗ.

Điều trị mạch máu tiền đạo

  • Theo dõi trước sinh để phát hiện sự chèn ép dây rốn

  • Sinh mổ

Quản lý trước sinh của mạch máu tiền đạo là một vấn đề gây tranh cãi, một phần vì thiếu các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Tại hầu hết các trung tâm, test không áp lực được thực hiện hai lần một tuần bắt đầu ở tuần 28 đến 30. Mục đích là để phát hiện sự chèn ép của dây rốn. Thường khuyến cáo nhập viện để theo dõi liên tục hoặc để làm test không áp lực mỗi 6 đến 8 giờ trong khoảng tuần 30 đến 32.

Corticosteroid được sử dụng để thúc đẩy sự trưởng thành của phổi thai nhi.

Sinh mổ khẩn cấp thường được chỉ định nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Xảy ra vỡ ối sớm.

  • Chảy máu âm đạo tiếp tục.

  • Tình trạng thai là không bảo đảm

Nếu không có vấn đề nào trong số này xảy ra và chuyển dạ không xảy ra, bác sĩ lâm sàng có thể đề nghị lên lịch sinh mổ. SInh mổ từ 34 đến 37 tuần được gợi ý, nhưng thời gian sinh con vẫn còn nhiều tranh cãi; một số bằng chứng cho thấy việc sinh con nên từ 34 đến 35 tuần (1).

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. American College of Obstetricians and Gynecologists’ Committee on Obstetric Practice, Society for Maternal-Fetal Medicine: Medically indicated late-preterm and early-term deliveries: ACOG Committee Opinion, Number 831. Obstet Gynecol 138 (1):e35–e39, 2021. doi: 10.1097/AOG.0000000000004447

Những điểm chính

  • Mạch máu tiền đạo xảy ra khi các màng có chứa các mạch máu bào thai kết nối dây rốn và rau thai hoặc nằm trong 2 cm trong lỗ trong cổ tử cung.

  • Mạch máu tiền đạo có thể được đi kèm với các bất thường rau thai khác, chẳng hạn như dây rốn bám màng, làm tăng nguy cơ xuất huyết của bào thai khi vỡ màng ối.

  • Nghi ngờ mạch máu tiền đạo dựa trên các triệu chứng và (chảy máu âm đạo không đau, vỡ màng ối, nhịp tim thai chậm) và/hoặc phát hiện trong siêu âm trước sinh định kỳ.

  • Sử dụng siêu âm đường âm đạo để xác nhận mạch máu tiền đạo và phân biệt nó (dây rốn cố định) với dây rốn hiện diện trước ngôi (dây di động).

  • Kiểm tra về chèn ép dây rốn bằng cách sử dụng test không áp lức, có thể hai lần một tuần bắt đầu từ tuần 28 đến 30.

  • Sinh mổ theo lịch, hoặc nếu xảy ra ối vỡ sớm, chảy máu âm đạo tiếp tục, hoặc tình trạng của bào thai là không bảo đảm, thực hiện sinh mổ khẩn cấp.