Uốn ván

(Cứng hàm)

TheoLarry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University;Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 06 2023

Uốn ván là ngộ độc cấp tính do độc tố thần kinh do Clostridium tetani sản sinh ra. Các triệu chứng là co cứng liên tục tự phát của cơ. Sự co cứng của khối cơ cắn được gọi là cứng hàm. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị bằng globulin miễn dịch uốn ván người và điều trị hỗ trợ.

(Xem thêm Tổng quan về vi khuẩn kị khíTổng quan về Nhiễm trùng Clostridial.)

Trực khuẩn uốn ván nằm trong các bào tử tồn tại trong đất và phân gia súc, tồn tại bền vững theo thời gian.

Trên toàn thế giới vào năm 2019, bệnh uốn ván được ước tính đã gây ra 34.700 ca tử vong, chủ yếu ở Nam Á và Châu Phi cận Sahara (1), nhưng căn bệnh này hiếm khi được báo cáo nên con số này chỉ là ước tính sơ bộ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015 có khoảng 34.000 trẻ sơ sinh tử vong do uốn ván sơ sinh, giảm 96% kể từ năm 1988 (2). Mức giảm này là do tăng cường tiêm chủng.

Tại Hoa Kỳ kể từ năm 1947, các ca uốn ván được báo cáo đã giảm hơn 95% và các trường hợp tử vong do uốn ván đã giảm hơn 99% (3). Từ năm 2009 đến năm 2017, có ghi nhận 264 trường hợp mắc uốn ván và 19 trường hợp tử vong do uốn ván. Phân bố theo tuổi mắc bệnh là 23% ở người ≥ 65 tuổi, 64% ở người từ 20 đến 64 tuổi và 13% ở người < 20 tuổi, trong đó có 3 trường hợp uốn ván sơ sinh; tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến uốn ván xảy ra ở những người > 55 tuổi (4).

Tỷ lệ mắc bệnh liên quan trực tiếp đến mức độ tiêm chủng trong cộng đồng, cho thấy hiệu quả của các nỗ lực phòng ngừa. Tại Hoa Kỳ, mức độ miễn dịch có xu hướng thấp hơn ở các nhóm tuổi lớn hơn.

Bệnh nhân bị bỏng, vết thương do phẫu thuật hoặc có tiền sử tiêm chích ma túy đặc biệt dễ bị uốn ván. Tuy nhiên, uốn ván có thể bị nhiễm từ các vết thương nhỏ hoặc thậm chí vết thương không rõ ràng. Tuy nhiên, uốn ván có thể bị nhiễm từ các vết thương nhỏ hoặc thậm chí vết thương không rõ ràng Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra sau khi sinh (uốn ván ở mẹ) và ở trẻ sơ sinh (uốn ván sơ sinh) do hâu quả cảu việc cắt rốn sau đẻ và chăm sóc rốn không an toàn. Tiểu đường và tiền sử ức chế miễn dịch có thể là những yếu tố nguy cơ của uốn ván.

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Centers for Disease Control and Prevention: Why CDC is Working to Prevent Global Tetanus. Trang được xem lại lần cuối: 03/22/2022.

  2. 2. World Health Organization: Uốn ván 05/09/2018.

  3. 3. Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Tetanus: Surveillance. Trang được xem lại lần cuối: 03/07/2023.

  4. 4. Faulkner A, Tiwari T: Chương 16: Uốn ván Trong Cẩm nang dành cho giám sát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, do SW Roush, LM Baldy, MA Kirkconnell Hall biên tập. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Trung tâm Tiêm chủng và Bệnh đường hô hấp Quốc gia. Trang được xem lại lần cuối: Ngày 6 tháng 2 năm 2020.

Sinh lý bệnh của uốn ván

Bào tử C. tetani thường xâm nhập qua các vết thương bị ô nhiễm. Các biểu hiện lâm sàng của uốn ván do độc tố exotoxin (tetanospasmin) được sản sinh ra khi vi khuẩn bị ly giải. Độc tố xâm nhập vào đầu tận cùng thần kinh ngoại vi, liên kết không thể đảo ngược, sau đó đi lan dọc theo các sợi trục và synap thần kinh, và cuối cùng vào đến hệ thần kinh trung ương. Kết quả là, phóng thích các chất ức chế dẫn truyền từ các đầu dây thần kinh bị chặn, do đó gây ra sự kích thích cơ không mong muốn do acetylcholine và co cứng cơ toàn thân, thường kèm theo các cơn giật trên nền co cứng. Phá hủy hệ thống thần kinh thực vật và mất kiểm soát sư phóng thích catecholamine vỏ thượng thận gây ra sự bất ổn hệ thần kinh thực vật và tình trạng cường giao cảm. Một khi đã liên kết, độc tố không thể trung hòa được.

Thông thường nhất, uốn ván là bệnh lý toàn thân, ảnh hưởng đến cơ xương trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, uốn ván đôi khi có thể khu trú ở nhóm cơ gần đường vào vết thương.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Độc tố uốn ván liên kết không thể đảo ngược với các đầu tận cùng thần kinh, và một khi đã liên kết, nó không thể trung hòa được.

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh uốn ván

Thời kỳ ủ bệnh từ 2 đến 50 ngày (trung bình, 5 đến 10 ngày).

Các triệu chứng của uốn ván bao gồm

  • Cứng hàm (thường gặp nhất)

  • khó nuốt

  • Bồn chồn

  • Cáu gắt

  • Cứng cổ, cứng tay, hoặc chân

  • Lưng uốn cong (uốn người ra sau)

  • Đau đầu

  • Đau họng

  • Độc tính co thắt

Sau đó, bệnh nhân gặp khó khăn khi mở hàm (trismus).

Co thắt

Sự co thắt cơ tạo ra một biểu hiện đặc trưng với một nụ cười mếu và nhíu lông mày (risus sardonicus). Có thể xảy ra tình trạng cứng hoặc co thắt cơ bụng, cổ và lưng và đôi khi là opisthotonos (cơ thể bị cứng toàn thân kèm theo cong lưng và cổ). Co thắt cơ tròn gây ra bí đái hoặc táo bón. Khó nuốt có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng.

Đau đặc trưng, co cứng toàn thân kèm theo vã mồ hồi khi có kích thích tối thiểu như chạm nhẹ, tiếng ồn hoặc vận động. Trạng thái tinh thần thường tỉnh táo, nhưng hôn mê có thể xảy ra khi có các cơn giật liên tục. Trong cơn co cứng toàn thân, bệnh nhân không thể nói hoặc khóc vì cứng thành ngực hoặc co thắt thanh môn. Gãy xương do co cứng kéo dài hiếm khi xảy ra.

Co giật cũng gây ảnh hưởng đến hô hấp, gây xanh tím hoặc tử vong do ngạt.

Rối loạn thần kinh thực vật

Nhiệt độ chỉ tăng ở mức vừa phải trừ khi có biến chứng nhiễm trùng kèm theo, ví dụ như viêm phổi. Tăng nhịp tim và nhịp thở. Phản xạ quá mức. Tăng nhịp tim và nhịp thở Phản xạ quá mức. Uốn ván dai dẳng có thể có biểu hiện thần kinh thực vật rất dễ khởi phát và phản ứng quá mức, bao gồm các giai đoạn tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và kích thích cơ tim.

Nguyên nhân gây tử vong

Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Co thắt thanh quản và co cứng của thành bụng, cơ hoành và cơ ngực gây ngạt. Thiếu máu cũng có thể gây ngừng tim, và co thắt thanh quản dẫn đến hít phải dịch tiết từ miệng dấn đến viêm phổi, góp phần gây tử vong do thiếu oxy Thuyên tắc phổi cũng có thể xảy ra. Thuyên tắc phổi cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, xác định nguyên nhân tử vong ngay lập tức có thể không rõ ràng.

Uốn ván cục bộ

Trong uốn ván cục bộ, có sự co thắt của các cơ gần vết thương nhưng không có khít hàm; co cứng cơ có thể kéo dài trong vài tuần.

Uốn ván đầu là một dạng uốn ván cục bộ ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ. Phổ biến hơn ở trẻ em; bệnh có thể xảy ra trong viêm tai giữa mãn tính hoặc có thể do vết thương ở đầu. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở Châu Phi và Ấn Độ. Tất cả các dây thần kinh sọ có thể được liên quan, đặc biệt là dây 7. Uốn ván đầu có thể trở thành uốn ván toàn thể.

Uốn ván sơ sinh (uốn ván sơ sinh)

Uốn ván ở trẻ sơ sinh thường là uốn ván toàn thể và thường gây tử vong. Nó thường bắt đầu từ gốc rốn không được làm sạch ở trẻ sinh ra từ những bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.

Khởi phát trong vòng 2 tuần đầu tiên của cuộc đời, đặc trưng bởi sự co cứng, co thắt, và ăn kém. Điếc hai bên có thể xảy ra ở trẻ sống sót.

Uốn ván sơ sinh
Dấu các chi tiết
Uốn ván sơ sinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ không tiêm chủng. Ngoại độc tố được sản xuất bởi Clostridium tetani đạt được sự lưu thông vào tuần hoàn khi dây rốn của trẻ sơ sinh bị cắt hoặc gốc rốn được làm sạch không vô khuẩn. Độ cứng và co thắt tổng quát ảnh hưởng đến đứa trẻ trong 2 tuần đầu tiên của cuộc đời và có thể gây tử vong.
Hình ảnh từ Thư viện Hình ảnh Y tế Công cộng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Chẩn đoán uốn ván

  • Đánh giá lâm sàng

Uốn ván nên được cân nhắc khi bệnh nhân có co cứng cơ đột ngột không rõ nguyên nhân hoặc co thắt, đặc biệt nếu họ có tiền sử vết thương gần đây hoặc có các yếu tố nguy cơ của uốn ván.

Uốn ván có thể bị nhầm với bệnh viêm não màng não do căn nguyên vi khuẩn hoặc virut, nhưng kết hợp sau đây gợi ý uốn ván:

  • Cảm giác không thay đổi

  • dịch não tủy bình thường

  • co cơ

Khít hàm phải được phân biệt với áp xe quanh amydan hoăc áp xe sau họng hoặc bất kì nguyên nhân khu trú nào khác. Phenothiazines có thể gây ra tình trạng co cứng giống như uốn ván (ví dụ, phản ứng dystonic, hội chứng an thần kinh ác tính).

C. tetani đôi khi có thể được nuôi cấy từ vết thương, nhưng nuôi cấy thường không nhạy; chỉ có 30% bệnh nhân uốn ván có kết quả cấy dương tính. Ngoài ra, nuôi cấy dương tính giả có thể xảy ra ở những bệnh nhân không bị uốn ván.

Điều trị uốn ván

  • Điều trị hỗ trợ, đặc biệt hỗ trợ hô hấp

  • Mở ổ vết thương

  • Kháng độc tố uốn ván

  • Benzodiazepin cho co thắt cơ

  • Thuốc kháng sinh

  • Đôi khi dùng thuốc điều trị rối loạn chức năng thần kinh thực vật

Điều trị uốn ván đòi hỏi duy trì hệ thống thông khí đầy đủ.

Các can thiệp bổ sung bao gồm việc sử dụng globulin miễn dịch uốn ván (TIG) người sớm và đầy đủ để vô hiệu hóa độc tố chưa liên kết; ngăn ngừa sản xuất độc tố thêm; an thần; kiểm soát co thắt cơ, nhiễm độc thêm, cân bằng dịch, và nhiễm trùng lặp đi lặp lại; và chăm sóc điều dưỡng liên tục. IVIG có chứa chất kháng độc tố uốn ván, có thể được sử dụng nếu không có TIG.

Nguyên tắc chung

Bệnh nhân nên được giữ trong một căn phòng yên tĩnh. Vàinguyên tắc hướng dẫn tất cả các can thiệp điều trị:

  • Ngăn chặn quá trình giải phóng thêm độc tố bằng cách cắt lọc vết thương và cho dùng thuốc kháng sinh.

  • Trung hòa độc tố không gắn kết bên ngoài hệ thần kinh trung ương bằng TIG.

  • Tạo miễn dịch bằng cách sử dụng giải độc tố uốn ván, chú ý tiêm vào vị trí cơ thể khác với vị trí tiêm giải độc tố.

  • Giảm thiểu tác dụng của độc tố đã có ở hệ thần kinh trung ương.

Chăm sóc vết thương

Bụi bẩn và mô chết thúc đẩy C. tetani tăng trưởng nhanh chóng nên việc mở ở ổ vết thương, đặc biệt là vết thương đâm sâu, là rất cần thiết. Thuốc kháng sinh không phải là chất thay thế cho quá trình khử trùng và chủng ngừa đầy đủ nhưng thường được sử dụng.

Kháng độc tố và độc tố

Lợi ích của chất kháng độc tố có nguồn gốc từ con người phụ thuộc vào số lượng tetanospasmin đã liên kết với màng synap - chỉ độc tố tự do mới trung hòa được. Đối với người lớn, TIG 500 đơn vị tiêm bắp từng tỏ ra hiệu quả như liều cao hơn từ 3000 đến 6000 đơn vị và ít gây khó chịu hơn. Một số chuyên gia y tế khuyên nên thấm một phần liều dùng tại chỗ xung quanh vết thương, nhưng hiệu quả của nó chưa được chứng minh.

kháng độc tố có nguồn gốc động vật ít được ưa chuộng hơn vì nó không duy trì được nồng độ đủ kháng độc tố trong huyết thanh của bệnh nhân và nguy cơ mác bệnh huyết thanh rất đáng kể. Nếu phải dùng huyết thanh ngựa, liều thông thường là 50.000 đơn vị tiêm bắp hoặc theo đường tĩnh mạch. (THẬN TRỌNG: Xem Thử nghiệm trên da.)

Nếu cần, IVIG hoặc kháng độc tố có thể được tiêm trực tiếp vào vết thương, nhưng việc tiêm này không quan trọng bằng việc chăm sóc vết thương tốt.

Nhiễm trùng uốn ván không tạo ra miễn dịch, vì vậy trừ khi lịch sử tiêm chủng cho thấy đã hoàn thành một loạt sơ cấp đầy đủ, bệnh nhân nên được tiêm phòng uốn ván đầy đủ (xem Phòng ngừa dưới đây). Kháng độc tố và vắc xin nên được tiêm vào các vị trí cơ thể khác nhau để tránh làm trung hòa văcxin.

Xử trí co thắt cơ

Thuốc được sử dụng để xử trí co thắt.

Benzodiazepine là điều trị cơ bản để kiểm soát co cứng và co thắt. Chúng ngăn chặn sự tái hấp thu của một chất ức chế dẫn truyền thần kinh nội sinh, axit gamma-aminobutyric (GABA), ở thụ thể GABAA.

Diazepam có thể giúp kiểm soát cơn co giật, giảm co cứng và gây ngủ. Liều dùng thay đổi và đòi hỏi phải tính toản chuẩn một cách tỉ mỉ và quan sát chặt chẽ.

Diazepam đã được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng midazolam tan trong nước và được ưu tiên cho liệu pháp kéo dài. Midazolam làm giảm nguy cơ nhiễm toan lactic do dung môi propylene glycol, cần thiết cho diazepam và lorazepam, đồng thời giảm nguy cơ tích tụ các chất chuyển hóa tác dụng kéo dài và gây hôn mê.

Các thuốc benzodiazepin có thể không ngăn được co thắt phản xạ và hô hấp hiệu quả có thể cần phong tỏa thần kinh cơ bằng vecuronium hoặc các thuốc gây liệt khác và máy thở. Pancuronium đã được sử dụng nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật. Vecuronium không có tác dụng phụ trên tim mạch nhưng tác dụng ngắn. Các thuốc tác dụng dài hơn (ví dụ: pipecuronium, rocuronium) cũng có tác dụng, nhưng chưa có thử nghiệm so sánh lâm sàng chọn ngẫu nhiên nào được thực hiện.

Baclofen nội tủy (một thuốc chủ vận GABAA) có hiệu quả trong điều trị co thắt phản xạ nhưng không có lợi thế rõ ràng so với các thuốc benzodiazepin. Hôn mê và ức chế hô hấp cần hỗ trợ bằng thở máy là những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Dantrolene có thể được truyền lúc đầu và sau đó cho đến 60 ngày. Nhiễm độc gan và chi phí cao làm cho việc sử dụng thuốc còn hạn chế.

Kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật

Morphine có thể được cho mỗi 4 đến 6 giờ để kiểm soát rối loạn thần kinh thưcj vật, đặc biệt làrối loạn về tim mạch; tổng liều hàng ngày là 20 đến 180 mg.

Thuốc chẹn beta được sử dụng để kiểm soát các đợt tăng huyết áp và nhịp tim nhanh, nhưng không khuyến nghị sử dụng các loại thuốc tác dụng kéo dài như propranolol. Ngừng tim đột ngột là một đặc điểm của uốn ván, và thuốc chẹn beta có thể làm tăng nguy cơ; tuy nhiên, esmolol - một thuốc chẹn beta tác dụng ngắn, đã được sử dụng thành công. atropine tiêm tĩnh mạch đã được sử dụng với liều cao; sự phong tỏa của hệ thống thần kinh giao cảm giảm đáng kể tăng tiết và thải mồ hôi. Tỷ lệ tử vong thấp đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị clonidin so với những người điều trị bằng liệu pháp thông thường.

Magiê sulfat được truyền tĩnh mạch liên tục với liều duy trì nồng độ trong huyết thanh từ 4 đến 8 mEq/L có tác dụng ổn định, loại bỏ kích thích catecholamine (1). Phản xạ gân gót được sử dụng để đánh giá quá liều. Thể tích khí lưu thông có thể bị suy giảm, do đó phải có sự hỗ trợ thở máy. Nồng độ magie trong huyết thanh và hoạt động điện của tim cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian truyền.

Các loại thuốc khác có thể hữu ích bao gồm

  • Pyridoxine, làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

  • Axit Valproic, ngăn chặn GABA-aminotransferase, ức chế quá trình dị hóa GABA

  • Chất ức chế ACE, ức chế angiotensin II và giảm sự giải phóng norepinephrine khỏi các tận cùng thần kinh

  • Dexmedetomidine (một chất chủ vận alpha-2 adrenergic mạnh)

  • Adenosine, làm giảm sự giải phóng norepinephrine trước synap và chống lại tác dụng kích thích của catecholamine

Lợi ích của Corticosteroid chưa được chứng minh; việc sử dụng chúng không được khuyến cáo.

Thuốc kháng sinh

Vai trò của điều trị kháng sinh là không đáng kể so với mở ổ vết thương và điều trị hỗ trợ chung.

Metronidazole là kháng sinh được khuyên dùng.

Chăm sóc hỗ trợ

Trong những trường hợp vừa phải hoặc nặng, bệnh nhân nên được đặt nội khí quản. Thông khí cơ học là cần thiết khi cần phải có sự phong tỏa thần kinh cơ để kiểm soát sự co thắt cơ gây suy hô hấp.

IV hyperalimentation avoids the hazard of aspiration secondary to gastric tube feeding. táo bón rất hay gặp nên phân cần được làm mềm. Đặt sonde trực tràng có thể kiểm soát sự chướng bụng. Cần đặt ống thông bàng quang nếu có bí tiểu.

Xoa ngực, thay đổi thường xuyên, và gây ho là cần thiết để ngăn ngừa viêm phổi. giảm đau với opioid đôi khi cần thiết. Giảm đau bằng opioid thường là cần thiết.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Thwaites CL, Yen LM, Cordon SM, et al: Effect of magnesium sulphate on urinary catecholamine excretion in severe tetanus. Gây mê 63(7):719–725, 2008. doi: 10.1111/j.1365-2044.2008.05476.x

Tiên lượng về bệnh uốn ván

Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân uốn ván rất khác nhau giữa các quốc gia giàu tài nguyên và nghèo tài nguyên. Với việc sử dụng chăm sóc hỗ trợ hiện đại, bao gồm cả máy thở, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục.

Trẻ sơ sinh và người lớn không được điều trị có tỷ lệ tử vong cao (1).

Tỷ lệ tử vong cao nhất ở các độ tuổi khác nhau và ở những người tiêm chích ma túy.

Tiên lượng kém hơn nếu thời kỳ ủ bệnh ngắn và triệu chứng tiến triển nhanh hoặc nếu điều trị bị trì hoãn. Quá trình diễn biến có xu hướng nhẹ hơn khi không có sự tập trung của nhiễm trùng.

Tài liệu tham khảo về tiên lượng bệnh

  1. 1. Centers for Disease Control and Prevention: Why CDC is Working to Prevent Global Tetanus. Truy cập ngày 23 tháng Tư năm 2023.

Phòng ngừa bệnh uốn ván

Tiêm phòng uốn ván là bắt buộc đối với tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

Trẻ em được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu/giải độc tố uốn ván/ho gà (DTaP) ở các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 tháng đến 18 tháng và 4 tuổi đến 6 tuổi; họ nên tiêm nhắc lại bệnh uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) khi từ 11 đến 12 tuổi và tiêm giải độc tố uốn ván với giải độc tố bạch hầu (Td) sau đó là 10 năm một lần. Những người từ 7 tuổi đến 18 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ nên được tiêm một liều Tdap với các liều bổ sung theo lịch tiêm chủng bổ sung cho từng cá nhân dựa trên các khuyến nghị của CDC.

Người lớn > 19 tuổi chưa được chủng ngừa được tiêm một liều Tdap càng sớm càng tốt, sau đó là Td hoặc Tdap, 10 năm một lần.

Phụ nữ mang thai cần phải được tiêm Tdap trong mỗi lần mang thai, tốt nhất là vào tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ, bất kể lần tiêm vắc xin cuối cùng của họ là khi nào; thai nhi có thể phát triển khả năng miễn dịch thụ động từ vắc xin được tiêm vào thời điểm này.

Xem Vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà để biết thêm thông tin, bao gồm chỉ định, chống chỉ định và biện pháp phòng ngừa, liều và cách dùngcác tác dụng bất lợi.

Xem Vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà để biết thêm thông tin, bao gồm chỉ định, chống chỉ định và biện pháp phòng ngừa, liều và cách dùngcác tác dụng bất lợi.

Vì bệnh uốn ván không gây miễn dịch nên những bệnh nhân đã khỏi bệnh uốn ván nên được tiêm phòng.

Bệnh nhân có vết thương làm tăng nguy cơ bị uốn ván cần phải được điều trị dự phòng tùy thuộc vào loại vết thương và lịch sử tiêm chủng; globulin miễn dịch uốn ván cũng có thể được chỉ định (xem bảng Dự phòng uốn ván trong xử trí vết thương thông thường).

Bảng

Những điểm chính

  • Uốn ván là do một chất độc gây ra bởi Clostridium tetani trong các vết thương bị ô nhiễm.

  • Độc tố uốn ván ngăn chặn sự giải phóng các chất ức chế dẫn truyền thần kinh, gây cứng cơ nói chung với co thắt không liên tục; co giật và sự mất ổn định tự chủ có thể xảy ra.

  • Ngăn chặn quá trình giải phóng thêm độc tố bằng cách mở rộng vết thương và cho dùng kháng sinh (ví dụ: metronidazole) và trung hòa độc tố không gắn kết bằng globulin miễn dịch uốn ván ở người.

  • Cho benzodiazepine tiêm tĩnh mạch cho chứng co thắt cơ, và sử dụng thuốc phong bế thần kinh cơ và thở máy khi cần thiết cho suy hô hấp do co thắt cơ.

  • Tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh và người lớn không được điều trị.

  • Ngăn ngừa uốn ván bằng cách làm theo các khuyến cáo tiêm chủng định kỳ.