Phương pháp tiếp cận với nhiễm ký sinh trùng

TheoChelsea Marie, PhD, University of Virginia;William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 06 2023

Ký sinh trùng ở người là sinh vật ký sinh trên người và nhận được chất dinh dưỡng từ người (vật chủ của nó). Có 3 loài ký sinh trùng:

  • Sinh vật đơn bào (động vật đơn bào, microsporidia)

  • Giun sán (giun)

  • Kí sinh ngoài như ghẻ và chấy

Nhiễm trùng ký sinh trùng do động vật đơn bào và giun sán có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể trên toàn thế giới. Nhiễm trùng ký sinh trùng phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Bệnh ít phổ biến hơn ở Úc, Canada, Châu Âu, Nhật Bản, New Zealand và Hoa Kỳ. Cho đến nay, tác động lớn nhất là đối với cư dân ở các khu vực nhiệt đới hạn chế về nguồn lực với điều kiện vệ sinh kém, nhưng nhiễm ký sinh trùng gặp phải ở các quốc gia giàu tài nguyên với hệ thống vệ sinh đầy đủ giữa những người nhập cư và khách du lịch trở về từ các vùng lưu hành và đôi khi, ngay cả trong số những cư dân không đi du lịch, đặc biệt là những người nhiễm HIV hoặc các tình trạng khác gây suy giảm miễn dịch.

Một số ký sinh trùng ký sính ở ruột trong điều kiện kỵ khí, trong khi một số loài khác sống trong máu hoặc mô trong điều kiện hiếu khí.

Nhiều bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột lây lan qua sự ô nhiễm phân của thức ăn hoặc nước uống. Bệnh thường xuyên xảy ra nhất ở những nơi điều kiện vệ sinh và môi trường kém. Một số ký sinh trùng ví dụ giun móc có thể xâm nhập vào da khi tiếp xúc với đất bẩn hoặc trong trường hợp nhiễm sán máng khi tiếp xúc vùng nước ngọt. Những loại ký sinh trùng khác ví dụ sốt rét, véc tơ truyền bệnh là động vật chân đốt (muỗi). Hiếm khi, nhiễm ký sinh trùng lây truyền qua truyền máu hoặc kim tiêm hoặc từ mẹ sang con.

Một số ký sinh trùng là loài đặc hữu ở Hoa Kỳ và các quốc gia giàu tài nguyên khác. Ví dụ giun kim Enterobius vermicularis, Trichomonas vaginalis, Toxoplasma gondii, và ký sinh trùng đường ruột như là Giardia intestinalis (còn gọi là G. duodenalis or G. lamblia) và loài Cryptosporidium.

Đặc điểm của nhiễm động vật đơn bào và giun sán có nhiều điểm rất khác nhau.

Động vật đơn bào

Động vật đơn bào là sinh vật đơn bào sinh sản bằng phân bào vô nhiễm trực phân (xem Động vật đơn bào ngoài đường tiêu hóaĐộng vật đơn bào đường ruột và Microsporidia). Động vật đơn bào có thể nhân lên trong vật chủ và tăng nhanh số lượng gây ra tình trạng nhiễm nặng. Hiếm gặp, nhiễm trùng động vật đơn bào không gây tăng bạch cầu ái toan.

Microsporidia

Microsporidia là những sinh vật hình thành bào tử nội bào từng được phân loại là động vật nguyên sinh, nhưng phân tích di truyền chỉ ra rằng chúng là nấm hoặc có họ hàng gần với chúng. Bệnh ở người chủ yếu giới hạn ở những người bị nhiễm HIV hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch nặng khác. Các biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào loài lây nhiễm và bao gồm viêm dạ dày ruột, mắt hoặc nhiễm trùng lan tỏa.

Giun sán

Giun sán là sinh vật đa bào và có hệ thống cơ quan phức tạp. Giun sán có thể phân chia thành

  • Giun tròn (giun tròn)

  • Sán dẹp (Platyhelminthes), bao gồm sán dây (sán dây) và sán lá (trematodes)

Khác với động vật đơn bào, giun sán không thể nhân lên trong cơ thể người, nhưng có thể gây tăng bạch cầu ưa acid khi di chuyển đến bất kỳ mô cơ quan nào. Hầu hết các loài giun sán có chu kỳ vòng đời phức tạp, liên quan thời gian tồn tại bên ngoài con người. Một vài ký sinh trùng, gồm Strongyloides stercoralis, Capillaria philippinensis, và Hymenolepis nana, có thể tăng về số lượng do chu trình tự nhiễm (con non gây bệnh trên cùng một vật chủ không phải bài xuất ra ngoài môi trường gây bệnh cho vật chủ khác). Trong bệnh giun lươn, chu trình tụ nhiễm có thể gây đe dọa tính mạng, nhiễm giun lươn lan tỏa ở những người suy giảm miễn dịch đặc biệt những người sử dụng corticosteroid.

Mức độ nghiêm trọng của nhiễm giun sán liên quan số lượng giun nhiễm, có trường hợp ngoại lệ là khi nhiễm một con giun đũa di chuyển và gây tắc nghẽn ống tụy và gây viêm tụy cấp nặng đe dọa tính mạng. Số lượng giun bị nhiễm phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với môi trường, yếu tố của ký sinh trùng, đặc điểm miễn dịch di truyền của cơ thể. Nếu một người di chuyển từ vùng dịch tễ, số lượng giun trưởng thành sẽ giảm theo thời gian. Mặc dù một vài ký sinh trùng (ví dụ, Clonorchis sinensis) có thể sống sót nhiều thập kỷ, cũng có nhiều loài vòng đời chỉ một vài năm hoặc ít hơn.

Nematodes là loài giun tròn không phân đoạn có chiều dài từ 1 mm - 1m. Giun tròn cấu tạo một khoang cơ thể, đây là đặc điểm phân biệt với sán dây và sán lá. Tùy thuộc vào từng loài khác nhau, có giai đoạn khác nhau trong vòng đời mà gây bệnh cho con người. Hàng trăm triệu người bị nhiễm giun tròn sống trong ruột và được truyền qua noãn hoặc ấu trùng trong phân; phổ biến nhất là giun đũa (ascariasis), giun móc, giun tóc (trichuriasis) và giun lươn (strongyloidiasis).

Giun dẹp (sán dây) trưởng thành là sán dẹt nhiều đốt không có ống tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ ruột non của vật chủ. Trong hệ tiêu hóa của vật chủ, sán dây trưởng thành có thể phát triển lớn hơn và có loài dài đến tận 40m. Sán dây gây nhiễm bệnh cho ngươ sán dây cá (Diphyllobothrium latum), sán dây bò (Taenia saginata), và sán dây lợn (Taenia solium).

Trenatodes (sán lá) là sán dẹt không phân đoạn gây tổn thương mạch máu, gan, phổi hoặc đường tiêu hóa. Chiều dài khoảng vài cm, tuy nhiên có những con chỉ dài 1mm và đôi khi có sán dàiChúng thường dài hơn một vài cm chiều dài; tuy nhiên, một số chỉ có 1 mm, và có con dài tới 7 cm. Ở người, hầu hết các trường hợp nhiễm sán là do các chủng Schistosoma (bệnh sán máng), sán lá gan bao gồm Fasciola hepatica (bệnh sán lá gan lớn) và Clonorchis sinensis (bệnh sán clonorch)và sán lá phổi bao gồm một số chủng Paragonimus (bệnh sán lá phổi).

Chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng

  • Xét nghiệm bằng kính hiển vi

  • Xét nghiệm ADN và tìm kháng nguyên

Các phương pháp được sử dụng chẩn đoán đặc hiệu bệnh ký sinh trùng được tóm tắt trong bảng Thu thập và xử lý bệnh phẩm để chẩn đoán bằng kính hiển vi các bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Bảng

Nhiễm trùng ký sinh trùng nên chẩn đoán phân biệt dựa vào các hội chứng lâm sàng của người dân bản địa hoặc những người du lịch đến các khu vực mà điều kiện vệ sinh và vệ sinh kém hoặc nơi có véc- tơ truyền bệnh theo vùng dịch tễ. Ví dụ, sốt ở một khách du lịch trở về từ vùng lưu hành dịch bệnh gợi ý khả năng mắc bệnh sốt rét. Những người đã di cư từ các vùng lưu hành đến các quốc gia không lưu hành và trở về nhà để thăm bạn bè và người thân có nguy cơ đặc biệt cao hơn. Họ thường không đi tiêm vắc xin, tìm thuốc men và nghe lời khuyên về phòng chống dịch bệnh trước khi đi du lịch và có nhiều khả năng dành thời gian ở những khu vực có nguy cơ cao hơn so với khách du lịch nghỉ tại các cơ sở nghỉ dưỡng (1).

Mặc dù ít xảy ra hơn, nhưng khả năng nhiễm ký sinh trùng mắc phải tại địa phương cũng phải được xem xét ở cư dân của các quốc gia có hệ thống vệ sinh hiện đại, những người có các hội chứng lâm sàng gợi ý, ngay cả khi họ không đi du lịch; một số ký sinh trùng lưu hành ở những quốc gia này và những ký sinh trùng khác (chủ yếu là những ký sinh trùng lây truyền qua đường phân-miệng) có thể lây nhiễm từ những du khách bị nhiễm bệnh.

Khai thác bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng có thể gợi ý loại ký sinh trùng gây bệnh. Ví dụ, tăng bạch cầu ái toan hay gặp khi giun sán di chuyển qua mô cơ quan và gợi ý nhiễm ký sinh trùng ở những người nhập cư hoặc người du lịch.

Chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng trước đây nhờ nhận biết trứng, ấu trùng, ký sinh trùng trưởng thành trong phân, máu, mô hoặc các mẫu bệnh phẩm khác hoặc sự có mặt của kháng thể trong huyết thanh, nhưng hiện nay việc chẩn đoán dựa vào nhận biết kháng nguyên ký sinh trùng hoặc xét nghiệm sinh học phân tử dựa vào ADN của ký sinh trùng ngày phổ biến.

Các bác sĩ lâm sàng có chuyên môn về nhiễm ký sinh trùng và y học nhiệt đới sẵn sàng tư vấn tại nhiều trung tâm y tế lớn, phòng khám du lịch và cơ sở y tế công cộng.

Mô tả chi tiết các phương pháp chẩn đoán, xem thêm trong Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) Phòng thí nghiệm Xác định Ký sinh trùng của Public Health Concern.

Ký sinh trùng đường tiêu hóa

Các giai đoạn khác nhau của đơn bào nguyên sinh và giun sán gây bệnh đường tiêu hóa thường được thải qua phân. Xét nghiệm thường quy đòi hỏi cần phải xét nghiệm mẫu phân thường là 3 mẫu trong những ngày khác nhau vì quá trình bài xuất ra phân có thể khác nhau. Độ nhạy trong xét nghiệm tìm trứng và ký sinh trùng trong phân là không cao, trong khi lâm sàng rất nghi ngờ, khi đó nên cân nhắc điều trị theo kinh nghiệm. Các xét nghiệm có độ nhậy và độ đặc hiệu hiện nay sẵn có để phát hiện các kháng nguyên của G. intestinalis,Giardia, Cryptosporidium, và Entamoeba histolytica trong phân. Xét nghiệm kháng nguyên trong phân với Giardia, Cryptosporidium, E. histolytica, và Cyclospora. Các xét nghiệm cho một hoặc nhiều loại vi khuẩn này thường được bao gồm trong sàng lọc phản ứng chuỗi polymerase (PCR) cho các vi khuẩn đường ruột, vi rút và ký sinh trùng trong mẫu phân (xem bảng Xét nghiệm huyết thanh học và phân tử cho Nhiễm ký sinh trùng).

Mẫu phân sau khi được lấy không bị ô nhiễm bởi nước tiểu, nhiễm bẩn hoặc dính các chất tẩy uế nên được gửi labor xét nghiệm trong vòng 1 giờ, các mẫu phân lỏng hoặc không thành khuôn có khả năng nhiễm trùng thể tư dưỡng di động. Nếu không được xét nghiệm ngay, mẫu phân nên được giữ lạnh chứ không bảo quản đông lạnh. Một phần mẫu phân tươi nên được nhũ tương hóa trong dung dịch cố định để bảo vệ động vật đơn bào đường tiêu hóa. Kỹ thuật tập trung có thể được sử dụng để làm tăng độ nhậy. Dùng giấy bóng kính hoặc miếng gạc lấy bệnh phẩm ở hậu môn có thể phát hiện giun kim hoặc trứng sán dây. Nếu bệnh giun lươn nghi ngờ, một hoặc nhiều xét nghiệm phân cần được thực hiện nếu không nhìn thấy ấu trùng khi kiểm tra trực tiếp phân tươi. Kháng sinh, thuốc cản quang, thuốc tẩy tràng và thuốc khác acid có thể gây trở ngại phát hiện trúng và ký sinh trùng trong vài tuần.

Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại trực tràng nên được chỉ định khi xét nghiệm phân âm tính và nghi ngờ nhiễm amip ở bệnh nhân có triệu chứng đường tiêu hóa dai dẳng. Lấy bệnh phẩm nội soi đại tràng bằng curet hặc thìa nạo (sử dụng bông gạc không thích hợp) và xét nghiệm ngay trên kính hiển vi. Bênh phẩm sinh thiết ruột non hoặc dịch hút tá tràng có thể cần thiết cho cẩn đoán nếu nghi ngờ nhiễm cryptosporidiummicrosporida.

Xét nghiệm huyết thanh học trong nhiễm ký sinh trùng

Một số loại kí sinh trùng có thể phát hiện bằng xét nghiệm huyết thanh học (xem bảng Xét nghiệm huyết thanh học và xét nghiệm phân tử trong nhiễm kí sinh trùng).

Bảng

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Bacaner N, Stauffer B, Boulware DR, et al: Travel medicine considerations for North American immigrants visiting friends and relatives. JAMA 291(23):2856-2864, 2004 doi:10.1001/jama.291.23.2856

Điều trị nhiễm ký sinh trùng

  • Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau phụ thuộc nhiễm trùng loại nào

Có thể xem chi tiết các nhiễm trùng đặc biệt trong CẨM NANG).

Các hướng dẫn về điều trị nhiễm ký sinh trùng có sẵn từ các chuyên gia tại các trung tâm y tế lớn và trung tâm y tế công cộng và phòng khám về du lịch xem ở website của trang Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật, trong các sách giáo trình về bệnh truyền nhiễm và thuốc bệnh nhiệt đới được tóm tắt từ The Medical Letter on Drugs and Therapeutics.

Một số loại thuốc không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho nhiễm ký sinh trùng CDC Drug Service.

Phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng

Mặc dù đã đầu tư và nghiên cứu đáng kể, nhưng hiện chỉ có một loại vắc xin để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng ở người, đó là vắc-xin phòng bệnh sốt rét (xem WHO khuyến cáo vắc xin sốt rét đột phá cho trẻ em có nguy cơ mắc bệnh). Mặt khác, phòng ngừa chủ yếu dựa trên các chiến lược tránh bị bệnh.

Hầu hết lây nhiễm ký sinh trùng có thể ngăn ngừa bằng cách

  • Xử lý phân hợp vệ sinh

  • Rửa tay

  • Nấu vừa đủ thức ăn

  • Cung cấp nước tinh khiết

Đối với du khách quốc tế, lời khuyên tốt nhất là "ăn chín, uống sôi, bóc vỏ hoặc bỏ đi." Theo sau đó, các biện pháp làm giảm nhưng không loại bỏ được nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng như nguy cơ nhiễm khuẩn và vi rút đường ruột. Rửa tay là rất quan trọng sau khi sử dụng phòng tắm và nhà vệ sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn. Thịt, đặc biệt là thịt lợn và cá, đặc biệt là các loại nước ngọt, nên được nấu chín kỹ trước khi ăn. Các biện pháp phòng bệnh an toàn khác bao gồm loại bỏ các ổ rác của mèo tránh xa khu vực chuẩn bị thực phẩm đế tránh nhiễm toxoplasma. Không nên bơi hồ nước ngọt, suối hoặc sông ở khu vực mà bệnh sán máng lưu hành hoặc đi bộ chân trần hoặc tiếp xúc da với đất ở những nơi mà có giun móc.

Phòng chống sốt rét và nhiều bệnh do véc tơ truyền bệnh khác gây ra

  • Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài

  • Sử dụng diethyltoluamide có chứa các chất xua đuổi côn trùng bôi vào da hoặc permethrin xịt vào quần áo

  • Sử dụng màn cửa sổ, điều hòa, và màn chống muỗi bằng chất permethrin hoặc thuốc xua đuổi côn trùng khác

  • Đối với cư dân của các khu vực không lưu hành đi du lịch ở các khu vực có bệnh sốt rét lan truyền, dùng thuốc điều trị sốt rét dự phòng

Khách du lịch đến vùng nông thôn Mỹ Latinh không nên ngủ ở nhà xây bằng gạch không nung có các con bọ nhỏ truyền bệnh Chagas. Ở châu Phi, khách du lịch nên tránh mặc quần áo sáng màu và áo sơ mi dài tay và quần dài tránh nhiễm ruồi tsetse ở vùng châu Phi lưu hành bệnh ngủ ruồi châu Phi.

Các khuyến nghị cụ thể cho từng quốc gia về du lịch có sẵn từ CDC: Travelers' Health and from the CDC Yellow Book.

Thông tin thêm

Các tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  1. WHO: Control of Neglected Tropical Diseases

  2. WHO: Soil-Transmitted Helminth Infections

  3. CDC: About Parasites

  4. CDC: Parasites

  5. CDC: Laboratory Identification of Parasitic Diseases of Public Health Concern

  6. CDC: Yellow Book 2024

  7. CDC: Travelers' Health