Bệnh xơ vữa động mạch tăng huyết áp

TheoZhiwei Zhang, MD, Loma Linda University School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 03 2023

Xơ hóa tiểu động mạch thận do tăng huyết áp là tình trạng suy thận tiến triển do tăng huyết áp mạn tính kiểm soát kém. Có thể xuất hiện những triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của bệnh thận mạn (ví dụ như chán ăn, buồn nôn, nôn ói, ngứa, lơ mơ hoặc không tỉnh táo), cũng như các triệu chứng của tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng kèm theo sự hỗ trợ của siêu âm và các xét nghiệm cận lâm sàng thường quy. Điều trị gồm kiểm soát huyết áp chặt chẽ và điểu trị hỗ trợ chức năng thận.

Xơ cứng thận tiểu động mạch tăng huyết áp xảy ra khi tăng huyết áp mạn tính làm tổn thương các mạch máu nhỏ, cầu thận và mô kẽ ống thận kẽ. Điền này dẫn tới bệnh thận mạn tiến triển nhanh.

Tăng huyết áp xơ cứng tiểu động mạch tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối chỉ ở một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân. Tuy nhiên, vì tăng huyết áp mạn tính và xơ vữa thận tăng huyết áp là phổ biến, xơ vữa động mạch tăng huyết áp là một trong những chẩn đoán phổ biến nhất ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối. Người ta mô tả lành tính để phân biệt với xơ hóa tiểu động mạch thận ác tính, một từ đồng nghĩa của tăng huyết áp cấp cứu.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm

Người Da đen có nguy cơ cao bị bệnh; hiện chưa rõ nguy cơ tăng cao ở người Da đen là do tăng huyết áp kém kiểm soát phổ biến hơn ở người da đen hay do người Da đen có đặc điểm di truyền dễ bị tổn thương thận do tăng huyết áp hơn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của xơ cứng thận động mạch tăng huyết áp

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh thận mạn, như chán ăn, buồn nôn, nôn ói, ngứa, lơ mơ hoặc không tỉnh táo, sút cân, nếm thấy vị khó chịu trong miệng. Các triệu chứng tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp có thể xảy ra với mạch máu ở mắt và ở da, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.

Chẩn đoán xơ cứng thận động mạch tăng huyết áp

  • Tiền sử tăng huyết áp

  • Xét nghiệm máu cho thấy suy thận

  • Dấu hiệu tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp

  • Không có nguyên nhân khác của bệnh thận mạn.

Nghĩ đến bệnh thận mạn khi xét nghiệm máu thường quy cho thấy có suy giảm chức năng thận (ví dụ creatinine và BUN tăng, tăng phospho máu) ở bệnh nhân tăng huyết áp. Chẩn đoán thường dựa vào tiền sử tăng huyết áp và bằng chứng tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp (ví dụ tổn thương võng mạc, phì đại thất trái) khi khám lâm sàng. Tăng huyết áp có thể xuất hiện trước khi có protein niệu và suy thận và trên lâm sàng không tìm được nguyên nhân gây suy thận.

Xét nghiệm nước tiểu không gợi ý các nguyên nhân khác gây suy thận (ví dụ, bệnh cầu thận, tăng huyết áp cấp cứu). Khi phân tích nước tiểu, phải có ít tế bào hoặc trụ trong cặn nước tiểu và bài tiết protein thường < 1 g/ngày (đôi khi cao hơn và nằm trong phạm vi thận hư).

Siêu âm nên được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác gây suy thận. Nó có thể cho thấy kích thước thận giảm. Sinh thiết thận chỉ được thực hiện nếu chẩn đoán còn chưa rõ ràng.

Điều trị xơ cứng thận động mạch tăng huyết áp

  • Kiểm soát huyết áp (BP)

Điều trị bao gồm kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Khuyến nghị hiện tại về mục tiêu HA là 120 đến 130/< 80 mm Hg đối với hầu hết bệnh nhân (1). Hầu hết các chuyên gia khuyên sử dụng một thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hoặc một thuốc ức chế men chuyển cho những bệnh nhân có protein niệu. Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc lợi tiểu thiazide có thể được sử dụng làm thuốc bước một; hầu hết bệnh nhân cần điều trị phối hợp để kiểm soát huyết áp. Giảm cân, tập thể dục và hạn chế muối, nước cũng giúp kiểm soát HA. Bệnh thận mạn nên được theo dõi và quản lý.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Blood Pressure Work Group: KDIGO 2021 clinical practice guideline for the management of blood pressure in chronic kidney disease. Kidney Int 99(3S):S1-S87, 2021. doi: 10.1016/j.kint.2020.11.003

Tiên lượng về xơ cứng thận động mạch tăng huyết áp

Tiên lượng thường phụ thuộc vào sự kiểm soát huyết áp và mức độ suy thận. Thông thường, suy thận diễn tiến chậm; sau 5 đến 10 năm, chỉ 1 đến 2% bệnh nhân tiến triển rối loạn chức năng thận có ý nghĩa lâm sàng.

Những điểm chính

  • Tăng huyết áp mạn tính có thể gây ra xơ hóa tiểu cầu thận do tăng huyết áp lành tính dẫn đến bệnh thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối dù không thường xuyên.

  • Nghi ngờ chẩn đoán bệnh thận mạn bệnh nếu tăng huyết áp mạn tính xuất hiện trước khi khởi phát suy thận.

  • Cần làm siêu âm để tìm kiếm các nguyên nhân khác gây suy thận.

  • Điều trị hầu hết bệnh nhân bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc ARB và có thể là các loại thuốc khác, để kiểm soát HA.