Đau khớp gối

TheoPaul L. Liebert, MD, Tomah Memorial Hospital, Tomah, WI
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2023

Đau đầu gối là một vấn đề phổ biến ở các vận động viên và dân số nói chung.

Căn nguyên của đau đầu gối

Có nhiều nguyên nhân gây đau trong hoặc quanh khớp gối các vận động viên, đặc biệt là người chạy bộ, bao gồm

  • Bán trật xương bánh chè khi gấp gối

  • Nhuyễn sụn của mặt dưới xương bánh chè (đầu gối người chạy bộ, cái làm mềm sụn xương bánh chè)

  • Bệnh lý nội khớp, chẳng hạn như rách sụn chêm và nếp gấp bao hoạt dịch (gấp nếp của lớp màng hoạt dịch bình thường của đầu gối)

  • Viêm khoang mỡ

  • Gãy mỏi xương chày

  • Lệch trục chi dưới

  • Viêm gân bánh chè (hay phía dưới bánh chè) (đầu gối của người nhảy, là một chấn thương quá mức đối với gân bánh chè ở chỗ gắn với lồi củ xương chày)

Đau gối có thể từ xương cột sống hoặc khớp háng hoặc thắt lưng hoặc do các vấn đề về bàn chân (ví dụ như sấp quá mức hoặc nghiêng vào trong của chân khi đi bộ hay chạy).

Chẩn đoán đau đầu gối

  • Bệnh sử và khám lâm sàng

  • Đôi khi cần xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán đòi hỏi phải có sự rà soát kỹ lưỡng về chương trình tập luyện của vận động viên bị thương, bao gồm tiền sử khởi phát triệu chứng và các yếu tố làm nặng thêm, và khám toàn bộ ở phần chi dưới (khám gối, xem Phương pháp tiếp cận với bệnh nhân có các triệu chứng khớp: Khám sức khỏe và xem Bong gân đầu gối và chấn thương sụn chêm).

Các triệu chứng cơ học, chẳng hạn như kẹt hoặc vướng, cho thấy một sự xáo trộn bên trong đầu gối như là rách sụn chêm. Các triệu chứng không ổn định, như đầu gối trượt ra ngoài và mất tự nhiên ở chân khi xoắn hoặc quay đầu gối, gợi ý chấn thương dây chằng hoặc bị trật xương bánh chè.

Nhuyễn sụn bánh chè được gợi ý bởi triệu chứng đau phía trước đầu gối sau khi chạy, đặc biệt là trên đồi, cũng như đau và cứng khớp sau khi ngồi trong một thời gian dài (dấu hiệu phim dương tính), mặc dù điều này không đặc hiệu cho chứng nhuyễn sụn. Khi thăm khám, đau thường tái lại bằng cách nén xương bánh chè vào xương đùi.

Đau nặng hơn khi đi tỳ gót gợi ý gãy mỏi.

Điều trị đau đầu gối

  • Các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu

  • Đôi khi cố định miếng đệm, giá đỡ, hoặc nẹp

  • Các thuốc chống viêm không có steroid (NSAID)

Điều trị theo nguyên nhân cụ thể của cơn đau.

Điều trị nhuyễn sụn bao gồm các bài tập tăng sức mạnh cơ tứ đầu với các bài tập tăng cường cân bằng cho gân chân ngỗng, sử dụng hỗ trợ vòm gan chân nếu quay sấp quá mức là một đóng góp có thể và sử dụng NSAID.

Đối với bán trật xương bánh chè, có thể cần sử dụng miếng đệm hoặc nẹp ổn định xương bánh chè, đặc biệt là trong các môn thể thao đòi hỏi phải di chuyển nhanh trong các mặt phẳng khác nhau (ví dụ: bóng rổ, tennis).

Nếu có sự quay sấp quá mức của bàn chân, và tất cả các nguyên nhân khác có thể gây đau đầu gối đã được loại trừ, thì sử dụng dụng cụ chỉnh hình đôi khi hữu ích.

Gãy xương mỏi yêu cầu nghỉ ngơi và ngừng đi tỳ gót.

Bệnh lý nội khớp thường đòi hỏi phẫu thuật.

Các bài tập để tăng cường sức mạnh cho đầu gối
Nâng chân thẳng
1. Nằm ngửa, đầu gối không bị thương tổn gập lại để bàn chân đặt trên sàn/bàn. 2. Co cơ tứ đầu đùi ở bên bị thương tổn ... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Bộ cơ tứ đầu đùi
1. Ngồi duỗi thẳng chân bị thương tổn. 2. Co cơ tứ đầu đùi ở mặt trước của chân để đẩy đầu gối xuống sàn/bàn. 3. Giữ tư... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Nằm sấp, gập đầu gối, có kháng cự
1. Khi giai đoạn viêm đã thuyên giảm và bệnh nhân có thể thực hiện động tác gập gối mà không bị đau: 2. Nằm sấp. 3. Bắt... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Nằm sấp, duỗi hông
1. Nằm sấp, giữ đầu gối thẳng về bên bị thương tổn. 2. Thực hiện động tác co bụng. 3. Nâng chân bị thương tổn lên khỏi ... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Nằm sấp, căng cơ tứ đầu đùi
1. Nằm sấp. 2. Gập đầu gối bị thương tổn và quấn khăn hoặc dây kháng cự quanh mắt cá chân. 3. Nhẹ nhàng kéo khăn hoặc d... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Đứng, căng dải chậu-chày
1. Đứng cách tường một khoảng bằng một bàn chân, chân bị thương tổn gần tường nhất. 2. Đặt chân không bị thương tổn ở p... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Nằm ngửa, kéo căng gân kheo chủ động
1. Nằm ngửa, giữ đầu gối bên bị thương tổn phía sau để kéo nhẹ đầu gối về phía ngực. 2. Nhẹ nhàng duỗi đầu gối để duỗi ... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Xoay ngoài hông, nằm nghiêng (bài tập vỏ sò)
1. Nằm nghiêng ở bên bị thương tổn. 2. Giữ vai và hông thẳng hàng với cổ chân ở phía sau cơ thể một chút, đầu gối gập k... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Ngồi xổm
1. Đứng, hai bàn chân rộng bằng hông. 2. Ngón chân hướng về phía trước để giữ thẳng hàng với đầu gối. 3. Giữ chặt cơ th... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.