Hơi thở hôi

(Hôi miệng; Hơi thở hôi)

TheoBernard J. Hennessy, DDS, Texas A&M University, College of Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 02 2022

Chứng hôi miệng là hơi thở hôi thường xuyên hoặc dai dẳng.

(Xem thêm Đánh giá bệnh nhân nha khoa.)

Sinh lý Bệnh hôi miệng

Hơi thở hôi thường là kết quả từ quá trình lên men thực phẩm do vi khuẩn Gram âm hiếm khí trong miệng, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi như hydrogen sulfide và methyl mercaptan. Những vi khuẩn này có thể có mặt trong bệnh nha chu, đặc biệt là khi có loét hoặc hoại tử. Các vi khuẩn gây bệnh nằm sâu trong túi nha chu quanh răng. Ở những bệnh nhân có mô nha chu lành mạnh, những vi khuẩn này có thể sinh sôi ở phía sau mặt lưng lưỡi.

Các yếu tố làm vi khuẩn gây bệnh phát triển quá mức bao gồm: giảm lưu lượng nước bọt (ví dụ, do bệnh lý tuyến mang tai, Hội chứng Sjögren, hoặc sử dụng thuốc chống tiết cholin), tắc tuyến nước bọt, và tăng độ pH nước bọt.

Một số loại thực phẩm hoặc gia vị, sau khi tiêu hóa, giải phóng mùi của chất đó đến phổi; mùi hôi có thể gây khó chịu cho người khác. Ví dụ, mùi tỏi được ghi nhận trong hơi thở bởi những người khác 2 hoặc 3 giờ sau khi ăn, rất lâu sau khi nó không còn trong miệng.

Nguyên nhân Bệnh hôi miệng

Khoảng 85% trường hợp là do tình trạng miệng. Còn lại là do các tình trạng toàn thân và ngoài miệng (xem bảng Một số nguyên nhân gây hôi miệng).

Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

Rối loạn tiêu hóa hiếm khi gây hôi miệng bởi vì thực quản thông thường là xẹp. Tuy nhiên, một số chứng rối loạn nhất định (ví dụ: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bệnh túi thừa thực quản, ung thư dạ dày) có thể gây ra bệnh hôi miệng. Sai lầm khi cho rằng mùi hơi thở phản ánh tình trạng tiêu hóa và chức năng ruột.

Các mùi hôi khác

Một số bệnh có hệ thống gây ra các chất dễ bay hơi được phát hiện trong hơi thở, mặc dù không phải là những mùi hôi đặc biệt, chất hăng cay cũng được coi là hôi miệng. Đái tháo đường nhiễm toan xeton (DKA) tạo mùi thơm ngọt hoặc mùi trái cây của axeton, suy gan tạo mùi hôi (mốc, ngọt và/sulfur), và suy thận tạo mùi nước tiểu hoặc ammonia.

Bảng

Đánh giá Bệnh hôi miệng

Lịch sử

Bệnh sử của bệnh hiện nay cần xác định thời gian và mức độ nặng của chứng hôi miệng (bao gồm cả việc người khác đã nhận thấy hoặc than phiền), đánh giá vệ sinh răng miệng của bệnh nhân và mối tương quan giữa chứng hôi miệng với thực phẩm (xem bảng Một số nguyên nhân gây hôi miệng).

Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của các rối loạn, bao gồm chảy mũi và đau vùng mặt hoặc đầu (viêm xoang, dị vật trong mũi), ho có đờm và sốt (nhiễm trùng phổi), trào ngược thức ăn không tiêu hoá khi nằm xuống hoặc cúi xuống (túi thừa Zenker). Cần lưu ý các yếu tố như khô miệng, khô mắt, hoặc cả hai (Hội chứng Sjögren).

Bệnh sử trước đây nên hỏi về thời gian và lượng rượu, thuốc lá đã sử dụng. Tiền sử sử dụng thuốc cần đặc biệt hỏi về các loại thuốc có thể gây khô miệng (ví dụ những thuốc có tác dụng chống tiết cholinergic-xem bảng Một số Nguyên nhân của khô miệng).

Khám thực thể

Xem xét các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt là khi có sốt.

Kiểm tra chảy dịch mũi hoặc dị vật trong mũi.

Thăm khám miệng để phát hiện dấu hiệu bệnh nha chu, nhiễm trùng răng miệng, và ung thư. Dấu hiệu khô rõ ràng được ghi nhận (ví dụ: niêm mạc khô, dính, hay ẩm ướt, có hay không nước bọt có bọt, quánh, hoặc bình thường).

Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và ung thư ở họng.

Sniff test (kiểm tra mùi)

Tiến hành kiểm tra hơi thở bằng sniff test. Nói chung, các nguyên nhân gây hôi miệng dẫn đến mùi hôi thối nồng nặc, trong khi các bệnh lý hệ thống dẫn đến mùi khó chịu hơn. Lý tưởng nhất trong 48 giờ trước khi khám, bệnh nhân không ăn tỏi hoặc hành, và trong 2 giờ trước khi khám, bệnh nhân kiêng ăn, nhai, uống, súc miệng, rửa, hoặc hút thuốc lá. Trong quá trình thử nghiệm, bệnh nhân thở ra cách mũi của bác sĩ 10 cm, trước tiên qua miệng và sau đó ngậm miệng và thở qua mũi. Nếu mùi hôi nặng hơn khi thở qua miệng thì là tại nguyên nhân miệng; mùi khó chịu nặng hơn khi thở qua mũi gợi ý nguyên nhân là ở mũi hoặc xoang. Mùi hôi qua cả mũi và miệng giống nhau có thể là do nguyên nhân hệ thống hoặc phổi.

Nếu nguồn gốc không rõ ràng thì cạo lưỡi ở phía sau bằng một chiếc thìa nhựa. Sau 5 giây, đặt thìa cách mũi bác sĩ 5 cm, nếu có mùi hôi thì gợi ý nguyên nhân là các vi khuẩn trên lưỡi.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Sốt

  • Chảy nước mũi hoặc đờm

  • Các tổn thương ở miệng nhìn thấy hoặc sờ thấy

Giải thích các dấu hiệu

Bởi vì các nguyên nhân tại miệng là phổ biến nhất, bất kỳ bệnh trong miệng nào cũng được cho là nguyên nhân gây mùi khi không có các triệu chứng ngoài miệng, và nên hội chẩn với nha sĩ. Khi có các rối loạn khác, các dấu hiệu lâm sàng thường gợi ý chẩn đoán (xem bảng Một số nguyên nhân hôi miệng).

Ở những bệnh nhân có các triệu chứng có vẻ liên quan đến một loại thức ăn hoặc đồ uống nào đó mà không có những dấu hiệu khác, việc thử tránh sử dụng các thực phẩm đó (tiếp theo là một bài sniff test) có thể làm rõ chẩn đoán.

Xét nghiệm

Không nên mở rộng thăm khám để chẩn đoán trừ khi tiền sử và khám lâm sàng gợi ý một căn bệnh tiềm ẩn (xem bảng Một số nguyên nhân hôi miệng). Các máy kiểm tra lưu huỳnh di động, sắc ký khí, và các phép thử hóa học khi nạo lưỡi có thể làm nhưng tốt nhất là nên chuyển bệnh nhân đến nơi nghiên cứu hoặc các phòng khám nha khoa chuyên sâu về đánh giá và điều trị chứng hôi miệng.

Điều trị Bệnh hôi miệng

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và chăm sóc nha khoa

  • Nguyên nhân được điều trị

Điều trị các bệnh gốc.

Nếu nguyên nhân tại miệng, bệnh nhân sẽ gặp nha sĩ để làm sạch và điều trị bệnh lợi, sâu răng đúng theo chuyên môn. Điều trị tại nhà gồm tăng cường vệ sinh răng miệng, bao gồm cả sử dụng chỉ nha khoa, đánh răng, chải lưỡi bằng bàn chải răng hoặc bàn chải lưỡi. Các loại nước súc miệng có lợi ích hạn chế, nhưng những loại chứa chất oxy hoá (thường chứa chlorine dioxide) thường có kết quả tốt trong ngắn hạn. Nếu bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu thì nên sử dụng nước súc miệng không chứa cồn. Chứng hôi miệng do tâm thần có thể cần được khám tâm thần.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi

Bệnh nhân cao tuổi có nhiều khả năng sử dụng các thuốc gây khô miệng, dẫn đến khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và hôi miệng (cũng như sự khéo léo bằng tay hạn chế và các tình trạng như viêm khớp dạng thấpbệnh Parkinson) và do đó dẫn đến chứng hôi miệng, nhưng họ không có nhiều khả năng mắc chứng hôi miệng. Ngoài ra, ung thư miệng thường tăng theo tuổi và là mối quan tâm nhiều hơn ở người cao tuổi so với bệnh nhân trẻ tuổi.

Những điểm chính

  • Hầu hết chứng hôi miệng là kết quả của quá trình lên men thực phẩm do vi khuẩn Gram âm hiếm khí sinh sống xung quanh răng và mặt lưng của lưỡi.

  • Các rối loạn ngoài miệng có thể gây ra chứng hôi miệng và thường kèm theo những dấu hiệu gợi ý.

  • Điều trị tại nhà bao gồm tăng cường đánh răng, dùng chỉ nha khoa và chải hoặc cạo lưỡi.

  • Nước súc miệng chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn.