Dẫn lưu màng phổi bằng kim (catheter) như thế nào

(Giải chèn ép bằng kim tiêm)

TheoRebecca Dezube, MD, MHS, Johns Hopkins University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 07 2022

Thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim, còn được gọi là giải chèn ép bằng kim tiêm, là đưa kim vào khoang màng phổi để giải chèn ép do tràn khí màng phổi áp lực.

Đây là một thủ thuật cấp cứu, có khả năng cứu sống bệnh nhân, có thể được thực hiện khi việc đặt ống dẫn lưu không thực hiện được cách nhanh chóng.

Chỉ định cho thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

Chống chỉ định với thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • không

Không có chống chỉ định vì thủ thuật này chỉ được thực hiện vì mối đe dọa ngay lập tức đến tính mạng thay thế cho các cân nhắc khác.

Các biến chứng của thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Rách phổi hoặc rách cơ hoành

  • Viêm dây thần kinh liên sườn do chấn thương của bó thần kinh dưới xương sườn

  • Chảy máu

  • Nhiễm trùng

  • Tràn khí màng phổi (nếu thủ thuật được thực hiện vì tràn khí màng phổi giả)

  • Hiếm khi gây thủng các cấu trúc khác ở ngực hoặc bụng

Thiết bị dùng cho mở thông thành ngực bằng kim

  • Một kim kích thước 14 hoặc 16 (một ống thông nối liền với kim thì tốt nhất); kim dài 8 có tỷ lệ thành công hơn kim 5 cm nhưng tăng nguy cơ tổn thương các cấu trúc bên dưới

  • Áo, khẩu trang, găng tay vô trùng

  • Dung dịch rửa như dung dịch 2% chlorhexidine

Cân nhắc bổ sung đối với thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Mức độ khẩn cấp của thủ thuật được xác định bởi tình trạng của bệnh nhân. Hạ huyết áp cho thấy tràn khí màng phổi áp lực tiến triển đòi hỏi điều trị khẩn cấp hơn.

Giải phẫu liên quan cho thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Các bó mạch thần kinh nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Do đó, kim phải được đặt ở bờ trên của xương sườn để tránh làm tổn thương bó mạch thần kinh.

Tư thế cho thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Bệnh nhân nên nằm ngửa.

Mô tả từng bước về thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Vị trí chọc được ưa thích là khoảng liên sườn thứ hai ở đường giữa đòn bên ngực bị bệnh. Tuy nhiên, chọc kim gần như bất cứ nơi nào ở đúng bên ngực bị bệnh sẽ làm giảm áp trong tràn khí màng phổi áp lực.

  • Nếu thời gian cho phép, sát khuẩn khu vực xung quanh chỗ chọc bằng cách sử dụng dung dịch khử trùng như chlorhexidine.

  • Không có thời gian để gây tê tại chỗ, nhưng nếu có, tiêm 1% lidocaine vào da, mô dưới da, màng của xương sườn (xương sườn dưới vị trí chọc), và màng phổi thành. Tiêm một lượng lớn các thuốc gây tê tại chỗ xung quanh màng xương nhạy cảm với đau và vách màng phổi. Hút ống tiêm trước khi tiêm lidocaine để tránh tiêm vào mạch máu. Vị trí thích hợp được xác nhận bằng cách hút lại thấy khí trong ống tiêm gây tê khi đi vào khoang màng phổi.

  • Đưa kim qua thành ngực, xuyên qua da ở bờ trên của xương sườn bên dưới ở vị trí mục tiêu, sau đó hướng kim ở trên xương sườn cho đến khi tới được màng phổi (thường là dấu hiệu bật và/hoặc giảm đột ngột sức kháng).

  • Sau khi thực hiện việc xuyên kim, đặt ống dẫn lưu ngực sớm nhất có thể.

Chăm sóc sau thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Chụp X-quang ngực nên được thực hiện để xác định sự mở rộng của phổi và vị trí của ống dẫn lưu.

Cảnh báo và các lỗi thường gặp đối với thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Tùy thuộc vào độ dày của thành ngực, có thể cần kim dài hơn.

Mẹo và thủ thuật dành cho thủ thuật mở thông thành ngực bằng kim

  • Sau khi tháo kim, ống thông có thể bị tắc do bị xoắn. Chỗ xoắn đặc biệt có thể xảy ra với các ống thông nhỏ hơn, bao gồm cỡ 14 và 16. Một số nguồn tài liệu khuyến nghị sử dụng kim và ống thông lớn hơn 10 gauge (1-3).

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Aho JM, Thiels CA, El Khatib MM, et al: Needle thoracostomy: Clinical effectiveness is improved using a longer angiocatheter. J Trauma Acute Care Surg 80(2):272–277, 2016. doi: 10.1097/TA.0000000000000889

  2. 2. Clemency BM, Tanski CT, Rosenberg M, et al: Sufficient catheter length for pneumothorax needle decompression: A meta-analysis. Prehosp Disaster Med 30(3):249–253, 2015. doi: 10.1017/S1049023X15004653

  3. 3. Beckett A, Savage E, Pannell D, et al: Needle decompression for tension pneumothorax in Tactical Combat Casualty Care: Do catheters placed in the midaxillary line kink more often than those in the midclavicular line? J Trauma 2011 71(5 Suppl 1):S408–S412, 2011. doi: 10.1097/TA.0b013e318232e558