Tăng trưởng về thể chất và trưởng thành về giới tính của thanh thiếu niên

TheoEvan G. Graber, DO, Nemours/Alfred I. duPont Hospital for Children
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 03 2023

Trong thời niên thiếu (thường được coi là từ 10 tuổi đến cuối tuổi vị thành niên), các bé trai và bé gái đạt chiều cao và cân nặng trưởng thành và trải qua tuổi dậy thì. Đối với trẻ trai, xem Sự khác biệt giới tính, phát dục, và Tuổi dậy thì; Với trẻ gái, xem Tuổi dậy thì. Thời gian và tốc độ mà những thay đổi này xuất hiện khác nhau và bị ảnh hưởng bởi cả di truyền và môi trường.

Sau 2 tuổi, các tham số tăng trưởng được sử dụng tuân theo Biểu đồ tăng trưởng theo CDC (1).

Tài liệu tham khảo

  1. 1. Grummer-Strawn LM, Reinold C, Krebs NF, Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Use of World Health Organization and CDC growth charts for children aged 0–59 months in the United States. MMWR Recomm Rep 10(RR-9):1–15, 2010. Clarification and additional information. MMWR Recomm Rep 59(36):1184, 2010.

Tăng trưởng thể chất ở thanh thiếu niên

Sự đột phá về tăng trưởng ở nam giới xảy ra vào khoảng 12 đến 16 tuổi, với thời điểm cao nhất là từ 13 đến 14 tuổi; dự kiến trẻ có thể tăng > 10 cm/năm trong những năm đỉnh cao tốc độ tăng trưởng. Sự đột phá tăng trưởng ở trẻ gái xảy ra vào khoảng 9 tuổi rưỡi đến 13 tuổi rưỡi, với thời điểm cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi rưỡi; trẻ có thể tăng 9 cm/năm trong những năm đỉnh cao tốc tộc tăng trưởng (1).

Nếu dậy thì muộn, tăng trưởng chiều cao có thể bị chậm lại đáng kể. Nếu sự chậm trễ không phải do bệnh lý, sự tăng trưởng bùng phát của tuổi vị thành niên xảy ra sau đó và bắt kịp với nhịp độ bình thường, với chiều cao đạt được theo các đường bách phân vị cho đến khi đứa trẻ đạt đến độ cao xác định về mặt di truyền.

Ở những trẻ dậy thì sớm thực sự (thường được định nghĩa là vú phát triển trước 8 tuổi ở bé gái, phát triển tinh hoàn và dương vật trước 9 tuổi ở bé trai), sự phát triển đột ngột sớm xảy ra khi còn nhỏ và cuối cùng là kết quả tầm vóc thấp do sớm đóng các tấm tăng trưởng. Mặc dù dậy thì sớm được định nghĩa là sự phát triển giới tính bắt đầu trước 8 tuổi ở trẻ em gái hoặc 9 tuổi ở trẻ em trai, một số trẻ phát triển trước 8 hoặc 9 tuổi có thể là bình thường. Do tuổi dậy thì bắt đầu diễn ra ở lứa tuổi trẻ hơn ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở nữ giới nên các tiêu chuẩn truyền thống này đang được đánh giá lại.

Toàn bộ các hệ thống cơ quan và cơ thể trải qua sự tăng trưởng chính trong thời kỳ vị thành niên; tuyến vú ở trẻ gái, bộ phận sinh dục và hệ thống lông ở cả hai giới đều trải qua những thay đổi rõ ràng nhất. Ngay cả khi quá trình này diễn ra bình thường, cần có sự điều chỉnh về mặt cảm xúc đáng kể. Nếu thời điểm phát triển không điển hình, đặc biệt là ở một trẻ trai bị chậm phát triển về thể chất hoặc ở một trẻ gái có phát triển sớm thì có thể có thêm căng thẳng về cảm xúc. Hầu hết trẻ trai tăng trưởng chậm thường có chậm phát triển thể chất nhưng cuối cùng sẽ bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa. Cần phải đánh giá để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý và cần thiết đưa ra sự khẳng định lại.

Các hướng dẫn liên quan đến dinh dưỡng, thể dục thể thao và lối sống nên được cung cấp cho tất cả thanh thiếu niên, với sự chú ý đặc biệt đến vai trò của các hoạt động như thể thao, nghệ thuật, hoạt động xã hội và các đóng góp cho cộng đồng trong cuộc sống của thanh thiếu niên. Nhu cầu tương đối đối với protein và năng lượng (g hoặc kcal/kg trọng lượng cơ thể) giảm dần từ cuối giai đoạn ấu thơ cho đến tuổi vị thành niên (xem bảng Khẩu phần tham khảo chế độ ăn uống khuyến nghị đối với một số chất dinh dưỡng đa lượng, Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Y học thuộc Học viện Quốc gia), mặc dù nhu cầu tuyệt đối tăng lên. Nhu cầu về protein đối với trẻ trai từ 15 đến 18 tuổi là 0,9 g/kg/ngày và đối với trẻ gái cùng tuổi là 0,8 g/kg/ngày; nhu cầu năng lượng tương đối trung bình của trẻ trai từ 15 đến 18 tuổi là 45,5 kcal/kg và đối với trẻ nữ cùng độ tuổi là 40 kcal/kg.

Tài liệu tham khảo về phát triển sinh lý

  1. 1. Tanner JM, Davies PS: Clinical longitudinal standards for height and height velocity for North American children. J Pediatr 107(3):317–329, 1985. doi: 10.1016/s0022-3476(85)80501-1

Sự trưởng thành về giới tính ở thanh thiếu niên

Sự trưởng thành về sinh dục thường tiến triển theo trình tự đã được thiết lập ở cả hai giới tính. Tuổi bắt đầu và tốc độ của sự phát triển sinh dục khác nhau và chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và môi trường. Tình trạng trưởng thành sinh dục bắt đầu sớm hơn thời điểm một thế kỷ trước, có thể là do cải thiện dinh dưỡng, sức khoẻ nói chung và điều kiện sống, ví dụ: độ tuổi trung bình có kinh nguyệt đã giảm khoảng 3 năm trong 100 năm qua. Những thay đổi sinh lý làm cơ sở cho sự trưởng thành về giới tính được thảo luận trong Nội tiết sinh sản namNội tiết sinh sản nữ.

Ở bé trai, những thay đổi về giới tính bắt đầu với bìu và tinh hoàn to ra, sau đó là dương vật dài ra (xem hình Biểu diễn sơ đồ về giai đoạn Tanner từ I đến V của quá trình trưởng thành dương vật ở trẻ trai) và túi tinh và tuyến tiền liệt to ra (1). Tiếp theo, lông mu xuất hiện (xem hình Biểu diễn sơ đồ các giai đoạn Tanner từ II đến V đối với phát triển lông mu ở các bé trai). Lông nách và râu xuất hiện khoảng 2 năm sau khi mọc lông mu. Quá trình tăng trưởng đột phá thường bắt đầu một năm sau khi tinh hoàn bắt đầu to ra (xem hình Tuổi dậy thì – khi các đặc điểm sinh dục nam phát triển). Độ tuổi trung vị cho lần xuất tinh đầu tiên (từ 12 tuổi rưỡi đến 14 tuổi ở Hoa Kỳ) bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, văn hóa và sinh học. Xuất tinh lần đầu xảy ra khoảng 1 năm sau khi tăng trưởng dương vật. Chứng vú to, thường ở núm vú, phổ biến ở trẻ nam vị thành niên và thường không còn trong vài năm.

Biểu diễn bằng sơ đồ các giai đoạn Tanner từ I đến V của quá trình trưởng thành dương vật ở trẻ em trai

Phỏng theo Hình 1 trong Marshall WA, Tanner JM: Variations in the pattern of pubertal changes in boys. Arch Dis Child 45(239):13–23, 1970.

Biểu đồ mô tả các giai đoạn của Tanner từ giai đoạn II đến V ứng với sự phát triển của lông mu ở các bé gái.

Phỏng theo Hình 2 trong Marshall WA, Tanner JM: Variations in the pattern of pubertal changes in boys. Arch Dis Child 45(239):13–23, 1970.

Tuổi dậy thì – khi đặc tính sinh dục của phụ nữ phát triển.

Cân nặng trong phạm vi bình thường. Không có nghĩa là sẵn sàng thay đổi thói quen.

Ở hầu hết các trẻ gái, núm vú là dấu hiệu đầu tiên có thể thấy được của sự trưởng thành về sinh dục, theo sau là sự khởi đầu của bùng phát tăng trưởng. Ngay sau đó, lông mu và lông nách xuất hiện. Kinh nguyệt thường xuất hiện khoảng 2 năm sau khi phát triển vú và khi tăng trưởng chiều cao chậm lại sau khi đạt đến đỉnh điểm. Kinh nguyệt đầu tiên xảy ra trong một phạm vi rộng, với hầu hết các bé gái ở Hoa Kỳ bắt đầu có kinh khi 12 tuổi hoặc 13 tuổi (xem hình Tuổi dậy thì – khi các đặc điểm của nữ giới phát triển). Các giai đoạn phát triển của vú (xem hình Biểu diễn bằng sơ đồ các giai đoạn Tanner từ I đến V về quá trình trưởng thành vú ở trẻ gái) và sự phát triển của lông mu (xem hình Biểu diễn sơ đồ các giai đoạn Tanner từ I đến V về phát triển lông mu ở các bé gái) có thể được trình bày chi tiết bằng phương pháp Tanner (2).

Nếu thứ tự của sự thay đổi sinh dục bị xáo trộn, tăng trưởng có thể là bất thường, và bác sỹ nên xem xét lý do bệnh lý.

Biểu đồ mô tả các giai đoạn Tanner từ I đến V đối với sự phát triển tuyến vú.

Từ Marshall WA, Tanner JM: Variations in pattern of pubertal changes in girls. Arch Dis Child 44:291–303, 1969; used with permission.

Biểu đồ mô tả các giai đoạn Tanner từ I đến V cho sự phát triển của lông mu ở các bé gái.

Từ Marshall WA, Tanner JM: Các biến đổi trong các mô hình thay đổi tuổi dậy thì ở các bé gái. Lưu trữ hồ sơ bệnh án trẻ em 44: 291-303, 1969; sử dụng với sự cho phép.

Tuổi dậy thì – khi đặc tính sinh dục của phụ nữ phát triển

Cân nặng trong phạm vi bình thường.

Tài liệu tham khảo về sự trưởng thành giới tính

  1. 1. Marshall WA, Tanner JM: Variations in the pattern of pubertal changes in boys. Arch Dis Child 45(239):13–23, 1970. doi: 10.1136/adc.45.239.13

  2. 2. Marshall WA, Tanner JM: Variations in pattern of pubertal changes in girls. Arch Dis Child 44(235):291–303, 1969. doi: 10.1136/adc.44.235.291