Nhiễm trùng tụ cầu

TheoLarry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University;Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 05 2023

tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn Gram dương, hiếu khí. Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất; nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc, và viêm tủy xương. Nó thường dẫn đến hình thành áp xe. Một số chủng gây nên các độc tố phức tạp gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và hội chứng sốc nhiễm độc. Chẩn đoán là bởi nhuộm Gram và nuôi cấy. Điều trị thường bằng beta-lactam kháng penicillinase, nhưng vì tình trạng kháng kháng sinh là phổ biến nên có thể cần dùng đến vancomycin hoặc các loại kháng sinh mới hơn.

Khả năng tạo cục máu đông bằng cách sản xuất coagulase đê phân biệt các căn nguyên gây độc, Staphylococcus aureus, với các loại tụ cầu coagulase âm tính có độc lực thấp. S. aureus có coagulase dương tính là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất của con người, vì tính độc và khả năng kháng kháng sinh.

Các loài coagulase âm tính như S. epidermidis tăng lên liên quan với nhiễm trùng bệnh viện; S. saprophyticus gây nhiễm trùng đường tiểu. S. lugdunensis, một loại coagulase âm tính, có thể gây bệnh với độc lực tương tự như S. aureus. Không giống như hầu hết các loài tụ cầu coagulase âm tính, S. lugdunensis, thường nhạy cảm với thuốc kháng sinh beta-lactam kháng penicillinase (ví dụ nhạy cảm methicillin).

Trạng thái mang là phổ biến. tụ cầu gây bệnh ở khắp nơi. Chúng có ở lỗ mũi của khoảng 30% người lớn khỏe mạnh và trên da khoảng 20%; từ đây, tụ cầu có thể gây nhiễm trùng ở vật chủ và những người khác. Tỷ lệ mang cao hơn ở bệnh nhân và nhân viên bệnh viện. Nhiễm trùng S. aureus phổ biến ở người mang mầm bệnh hơn người không mang và thường gây bệnh do các chủng tại chỗ.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm tụ cầu

Những người có thể mắc tụ cầu gồm

  • Trẻ sơ sinh và các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

  • Bệnh nhân bị cúm, bệnh phổi mãn tính (ví dụ xơ nang, khí phế thũng), bệnh bạch cầu, khối u, rối loạn da mạn tính, đái tháo đường, bỏng

  • Bệnh nhân cấy ghép, vật liệu nhân tạo, các mô cơ quan ngoại lai khác, hoặc ống thông nội mạch bằng chất dẻo

  • Bệnh nhân dùng hooc môn thượng thận, chiếu xạ, thuốc ức chế miễn dịch hoặc hóa trị liệu chống ung thư

  • Người tiêm chích ma tuý

  • Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính và đang được điều trị bằng chạy thận

  • Bệnh nhân có vết mổ, vết thương hở hoặc bỏng

dẫn đến bệnh nhân có thể bị nhiễm tụ cầu kháng kháng sinh từ các bệnh nhân khác, nhân viên chăm sóc sức khoẻ hoặc các vật dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Lây truyền qua tay của nhân viên là phương tiện lây lan phổ biến nhất, nhưng lây lan qua đường không khí cũng có thể xảy ra.

Bệnh do tụ cầu gây ra

Tụ cầu gây bệnh bằng cách

  • Xâm nhập mô trực tiếp

  • Đôi khi sản xuất ngoại độc tố

Xâm nhập mô trực tiếp là cơ chế phổ biến nhất đối với bệnh tụ cầu, bao gồm:

Nhiều ngoại độc tố độc đôi khi được sản xuất bởi tụ cầu. Một số có tác động cục bộ; kích hoạt cytokin phóng thích từ các tế bào T nhất định, gây ra các ảnh hưởng hệ thống nghiêm trọng (ví dụ: tổn thương da, sốc, suy tạng, tử vong). Leucocidin Panton-Valentine (PVL) là một độc tố được tạo ra bởi các chủng bị nhiễm một loại thực khuẩn thể nhất định. PVL thường có trong các dòng kháng methicillin có liên quan đến cộng đồng S. aureus (CA-MRSA) và được nghĩ là làm trung gian khả năng bị hoại tử; tuy nhiên, tác động này vẫn chưa được kiểm chứng.

Độc tố tụ cầu gây bệnh bao gồm:

Các bệnh nhiễm trùng và rối loạn được liệt kê dưới đây sẽ được thảo luận thêm ở những nơi khác trong THE MANUAL.

Vãng khuẩn huyết tụ cầu

Vãng khuẩn huyết do S. aureus, thường do nhiễm trùng khu trú tiên phát, có thể xảy ra với bất kỳ vị trí não nhiễm S. aureus nhưng đặc biệt phổ biến với nhiễm trùng liên quan đến ống thông nội mạch hoặc các dị vật khác. Nó cũng có thể xảy ra mà không có bất kỳ đường vào rõ ràng.

S. epidermidis và các tụ cầu coagulase âm tính khác ngày càng gây ra vãng khuẩn huyết bệnh viện liên quan đến ống thông nội mạch và các cơ quan ngoại lai do chúng có thể hình thành lớp biofirm trong các vật liệu này.

Vãng khuẩn huyết tụ cầu là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh (đặc biệt là kéo dài thời gian nằm viện) và tử vong ở bệnh nhân suy nhược.

Nhiễm trùng da do tụ cầu

Nhiễm trùng da là dạng phổ biến nhất của bệnh tụ cầu. Nhiễm trùng bề mặt có thể lan rộng, có mụn mủ và vỏ bọc (chốc lở) Hoặc đôi khi viêm mô tế bào, hoặc nốt mủ (nóng và đo). Áp xe sâu là phổ biến. Nặng nề hơn là hoại tử da.

Một số bệnh nhiễm trùng da do tụ cầu
Chốc lở
Chốc lở
Trong bệnh chốc, hình thành các cụm tổn thương mụn mủ hoặc bọng nước, vỡ và để lại vảy tiết màu mật ong.

Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp

Chốc lở không bọng nước (trẻ sơ sinh)
Chốc lở không bọng nước (trẻ sơ sinh)
Bức ảnh này cho thấy các cụm mụn nước và mụn mủ có vảy màu mật ong đang phát triển trên mũi.

BÁC SĨ P. MARAZZI/SCIENCE PHOTO LIBRARY

nhọt
nhọt
Nhọt (mụn nhọt) là những nốt sần hoặc mụn mủ có liên quan đến nang lông và được gây ra bởi nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.

Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp

Tụ cầu thường liên quan đến nhiễm trùng vết thương và vết bỏng, nhiễm trùng vết mổ, và viêm vú hoặc áp xe vú ở những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhiễm trùng sơ sinh do tụ cầu

Nhiễm trùng sơ sinh thường xuất hiện trong vòng 4 tuần sau sinh và bao gồm

Bệnh viêm phổi do tụ cầu

Viêm phổi xảy ra trong môi trường cộng đồng không phổ biến nhưng có thể phát sinh trên những bệnh nhân có một hoặc nhiều đặc điểm sau:

  • Cúm

  • Có bệnh phế quản phổi mạn tính hoặc các bệnh có nguy cơ cao khác

  • Corticosteroid hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch

  • Ống thông lưu trong tĩnh mạch để điều trị ngoài đường tĩnh mạch tại nhà hoặc chạy thận nhân tạo

  • Sử dụng thuốc tiêm

Bệnh viêm phổi do tụ cầu có thể là một nhiễm trùng tiểu ban đầu hoặc ổ di bệnh của nhiễm trùng S. aureus ở vị trí khác trong cơ thể (ví dụ, nhiễm trùng tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng mô mềm) hoặc do tiêm chích ma tuý. Tuy nhiên, S. aureus là một nguyên nhân phổ biến của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, bao gồm viêm phổi liên quan đến thở máy.

Viêm phổi do tụ cầu đôi khi được đặc trưng bởi sự hình thành áp xe phổi, sau đó là sự phát triển nhanh chóng của các khí màng phổi và phù thủng. CA-MRSA thường gây viêm phổi hoại tử nặng.

Viêm nội tâm mạc do tụ cầu

Viêm nội tâm mạc có thể phát sinh, đặc biệt là ở những người sử dụng thuốc tiêm và bệnh nhân có van tim giả. Việc sử dụng ống thông nội mạch và cấy ghép các thiết bị tim mạch tăng lên, S. aureus đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây viêm nội tâm mạc.

viêm nội tâm mạc do S. aureus là một bệnh sốt cấp tính thường kèm theo áp xe nội tạng, hiện tượng tắc mạch, viêm màng ngoài tim, chấm xuất huyết dưới màng tim, xuất huyết dưới kết mạc, tổn thương ban xuất huyết, tiếng thổi ở tim, áp xe quanh vành, khuyết tật dẫn truyền và suy tim thứ phát sau tổn thương van tim.

Viêm xương tuỷ do tụ cầu

Viêm xương tủy xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em, gây sốt, rét run và đau xương. Sau đó, mô mềm trở nên đỏ và sưng lên. Nhiễm trùng khớp có thể xảy ra; thường tràn dịch, cho thấy nhiễm trùng khớp hơn là viêm xương. Hầu hết các nhiễm trùng đốt sống và đĩa đệm ở người lớn liên quan đến S. aureus.

viêm khớp nhiễm trùng

Khớp thường bị nhiễm trùng do nhiễm trùng máu, nhưng nhiễm trùng cũng có thể do nhiễm trùng xương, chấn thương hoặc nhiễm trùng trực tiếp trong quá trình phẫu thuật. Khớp giả đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng tụ cầu của khớp giả trong những tháng sau khi cấy ghép thường xảy ra trong quá trình phẫu thuật, trong khi nhiễm trùng xảy ra hơn 12 tháng sau phẫu thuật có thể là do sự lan truyền theo đường máu. Tuy nhiên, nhiễm trùng vẫn có thể là thứ phát do các sinh vật vô tình được đưa vào thời điểm cấy ghép và vẫn còn im lìm và sau đó trở nên rõ ràng trên lâm sàng vài tháng sau đó.

Hội chứng sốc độc tố tụ cầu

Hội chứng sốc độc tố tụ cầu có thể là kết quả của việc sử dụng băng vệ sinh dạng nút hoặc các dụng cụ khác hoặc làm phức tạp cho bất cứu loại nhiễm trùng nào do S. aureus (ví dụ: nhiễm trùng vết mổ sau khi phẫu thuật, nhiễm trùng do bỏng, nhiễm trùng da). Mặc dù hầu hết các trường hợp S. aureus nhạy cảm methicillin (MSSA), các trường hợp do MRSA đang trở nên thường xuyên hơn.

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, được gây ra bởi một số chất độc được gọi là exfoliatins, là một viêm da tróc da của trẻ em được đặc trưng bởi bọng nước lớn và lột của lớp trên của da. Cuối cùng, loại bỏ lớp da chết. Hội chứng bong vảy da thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới < 5 tuổi.

Hội chứng da bong vảy do tụ cầu
Dấu các chi tiết
Hội chứng bỏng da do tụ cầu là tình trạng tan máu do độc tố tụ cầu gây ra. Các dấu hiệu phát hiện bao gồm ban đỏ kèm theo bong vảy bên trên thành từng mảng, đặc biệt là ở vùng kẽ của bẹn và nách. Thường cũng có bong tróc quanh miệng.
Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp

Ngộ độc thực phẩm do độc tố tụ cầu

Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu là do ăn phải độc tố ruột của tụ cầu ổn định nhiệt đã được tạo sẵn. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn bởi người mang vi khuẩn hoặc những người bị nhiễm trùng da. Trong thực phẩm chưa nấu chín hoặc để ở nhiệt độ trong phòng, tụ cầu tạo ra ngoại độc tố. Nhiều loại thực phẩm có thể đóng vai trò là môi trường nuôi cấy và mặc dù bị nhiễm bẩn, các thực phẩm vẫn có mùi vị bình thường. Buồn nôn và nôn nặng bắt đầu từ 2 đến 8 giờ sau khi nuốt phải, thường là sau khi bị đau quặn bụng và tiêu chảy. Diễn biến nhanh, thường kéo dài < 12 giờ.

Chẩn đoán nhiễm tụ cầu

  • Nhuộm Gram và nuôi cấy

Chẩn đoán Nhiễm trùng tụ cầu nhờ nhuộm Gram và nuôi cấy.

Kháng sinh đồ nên được thực hiện bởi vì các vi khuẩn kháng methicillin hiện đang tăng lên và cần có phác đồ thay thế.

Khi nào nghi ngờ hội chứng bong vảy da do tụ cầu nên cấy máu, nước tiểu, mũi họng, rốn, da bất thường, hoặc bất kỳ vị trí nhiễm trùng nào; các phỏng nước nguyên vẹn. Mặc dù chẩn đoán thường là lâm sàng, nhưng sinh thiết da có thể giúp khẳng định chẩn đoán.

Nhiễm trùng thực phẩm do tụ cầu thường nghi ngờ nếu xảy ra đồng thời trong một nhóm (ví dụ như trong một gia đình, những người tham dự cuộc tụ họp xã hội hoặc khách hàng của một nhà hàng). Khẳng định (thông thường là do sở y tế) đòi hỏi phải phân lập tụ cầu từ thức ăn nghi ngờ và đôi khi thử nghiệm với ngoại độc tố tụ cầu.

Trong viêm xương tuỷ, hình ảnh xquang có thể không thay đổi trong 10 đến 14 ngày, tổn thương xương có thể không được phát hiện. Những bất thường trong chụp MRI, CT, hoặc chụp phóng xạ xương thường thấy rõ ràng hơn. Xét nghiệm sinh thiết xương (mở hoặc qua da) nên được thực hiện để xác định mầm bệnh và kháng sinh đồ.

Giám sát MRSA tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe

Một số cơ sở có tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện S. aureus kháng methicillin (MRSA) thường xuyên sàng lọc bệnh nhân nhập viện để tìm MRSA (giám sát tích cực) bằng cách sử dụng các kỹ thuật phòng thí nghiệm nhanh để đánh giá mẫu bệnh phẩm que tăm bông lấy bệnh phẩm ở mũi. Một số tổ chức chỉ giám sát những bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ những người được nhận vào đơn vị hồi sức tích cực, những người đã bị nhiễm MRSA trước đó, hoặc những người sắp trải qua phẫu thuật mạch, chỉnh hình, hoặc tim).

Xác đinh nhanh MRSA nên làm tiếp theo:

  • Cho phép người mang mầm bệnh được cách ly y tế khi tiếp xúc và khi cần dự phòng bằng kháng sinh chống lại các sinh vật ngoài da trước phẫu thuật, vancomycin được sử dụng trong khuôn khổ của phác đồ dùng thuốc của họ

  • Giảm sự lan rộng của MRSA

  • Có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn MRSA bệnh viện

Ở những bệnh nhân bị viêm phổi, xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện sự xâm nhập của MRSA trong mũi đã được chứng minh là có giá trị tiên đoán âm tính > 95% đối với nhiễm trùng phổi do MRSA và do đó có thể hữu ích trong việc xử trí bằng kháng sinh.

Điều trị nhiễm tụ cầu

  • Các biện pháp cục bộ (ví dụ, mở ổ áp xe, tháo catheter)

  • Kháng sinh được chọn dựa trên mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và tình hình kháng kháng sinh của cơ sở

Xử trí các bệnh nhiễm trùng tụ cầu bao gồm dẫn lưu áp xe, cắt lọc mô hoại tử, loại bỏ dị vật (bao gồm cả ống thông nội mạch) và sử dụng kháng sinh (xem bảng Điều trị bằng kháng sinh đối với nhiễm trùng tụ cầu ở người lớn).

Sự lựa chọn và liều lượng đầu tiên của kháng sinh phụ thuộc vào

  • Vị trí nhiễm trùng

  • Bệnh nặng

  • Xác định rằng các chủng đề kháng

Do đó, cần phải biết các mô hình đề kháng của cơ sở điều trị ban đầu (và cuối cùng, để biết tính nhạy cảm của thuốc thật sự).

Điều trị bệnh tụ cầu độc tố trung gian (nghiêm trọng nhất trong số đó là hội chứng sốc độc) bao gồm khử nhiễm khu vực sản sinh độc tố (thăm dò vết thương phẫu thuật, tưới tiêu, tẩy tế bào chết), hỗ trợ tích cực (bao gồm truyền dịch IV, thuốc vận mạch và hỗ trợ hô hấp), cân bằng điện giải và kháng sinh. Bằng chứng in vitro ủng hộ việc sử dụng kết hợp chất kháng khuẩn kháng tụ cầu, kháng beta-lactamase theo đường tĩnh mạch (ví dụ: nafcillin, oxacillin, vancomycin) kèm theo thuốc ức chế tổng hợp protein (ví dụ: clindamycin, linezolid). Tĩnh mạch globulin miễn dịch có lợi trong các trường hợp nặng.

Đề kháng kháng sinh

Nhiều chủng tụ cầu sản sinh penicillinase, một loại enzyme làm bất hoạt một số loại kháng sinh beta-lactam; các chủng này đề kháng với penicillin G, ampicillin, amoxicillin và penicillin kháng pseudomonal (ví dụ: piperacillin).

Các chủng mắc phải ở cộng đồng thường nhạy cảm với các penicillin kháng penicillinase (ví dụ: methicillin, oxacillin, nafcillin, cloxacillin, dicloxacillin), cephalosporin, carbapenems (ví dụ: imipenem, meropenem, ertapenem), tetracycline, macrolide, fluoroquinolones, trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX), gentamicin, vancomycin và teicoplanin.

MRSA đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các bệnh viện. Các chủng phân lập của MRSA kháng hầu hết các loại kháng sinh beta-lactam, bao gồm hầu hết các cephalosporin và carbapenem; tuy nhiên, các chủng đó có thể nhạy cảm với nhóm cephalosporin hoạt tính MRSA mới nhất (ví dụ: ceftaroline, ceftobiprole [không có ở Hoa Kỳ]). MRSA mắc phải ở bệnh viện cũng thường kháng nhiều loại kháng sinh khác, bao gồm erythromycin, clindamycin và fluoroquinolones. Ngoài ra, CA-MRSA (nhiễm tụ cầu ngoài cộng đồng MRSA) đã nổi lên trong vài năm qua ở hầu hết các khu vực địa lý. CA-MRSA có xu hướng ít kháng nhiều loại kháng sinh hơn MRSA mắc phải ở bệnh viện. Các chủng này, mặc dù kháng hầu hết các beta-lactam, nhưng thường nhạy cảm với TMP/SMX và tetracycline (minocycline, doxycycline) và thường nhạy cảm với clindamycin, nhưng có khả năng xuất hiện tình trạng kháng clindamycin của các chủng kháng lại erythromycin (các phòng thí nghiệm có thể báo cáo các chủng này là D-test dương tính).

Vancomycin có hiệu quả chống lại hầu hết MRSA, đôi khi có thêm rifampin và aminoglycoside đối với một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng (ví dụ: viêm tủy xương, nhiễm trùng khớp giả, viêm nội tâm mạc van nhân tạo). Một loại kháng sinh thay thế (daptomycin, linezolid, tedizolid, dalbavancin, oritavancin, telavancin, tigecycline, omadacycline, lefamulin, eravacycline, delafloxacin, quinupristin/dalfopristin, TMP/SMX, ceftaroline) cần phải được cân nhắc khi điều trị các chủng MRSA có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vancomycin ≥ 1,5 mcg/mL.

S. aureus kháng vancomycin (VRSA; MIC ≥ 16 mcg/mL) và S. aureus nhạy cảm trung gian với vancomycin (VISA; MIC từ 4 đến 8 mcg/mL) đã xuất hiện ở Hoa Kỳ. Điều trị đòi hỏi kháng sinh linezolid, tedizolid, quinupristin/dalfopristin, daptomycin, TMP/SMX, hoặc ceftaroline. Dalbavancin và telavancin có hoạt tính chống lại bệnh cơ tim nhưng có ít hoạt động chống lại VRSA. Oritavancin có hoạt tính chống lại cả VISA và VRSA.

Do tỷ lệ mắc MRSA đã tăng lên, điều trị theo kinh nghiệm ban đầu đối với các bệnh nhiễm trùng tụ cầu nghiêm trọng (đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng xảy ra trong môi trường chăm sóc sức khỏe) nên bao gồm một loại kháng sinh có hoạt tính đáng tin cậy chống lại MRSA. Do đó, các loại thuốc kháng sinh thích hợp bao gồm như sau:

  • Cho nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm trùng máu, là vancomycin hoặc daptomycin

  • Cho viêm phổi,vancomycin, telavancin hoặc linezolid (vì daptomycin không có hoạt tính đáng tin cậy trong phổi)

Bảng những lựa chọn điều trị. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng tụ cầu ở người lớn.

Bảng

Phòng ngừa nhiễm tụ cầu

Các biện pháp phòng ngừa bằng vô trùng (ví dụ: rửa tay kỹ lưỡng giữa các lần khám cho bệnh nhân, khử trùng thiết bị dùng chung) giúp giảm sự lây lan trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Các thủ tục cách ly nghiêm ngặt nên được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng thuốc cho đến khi nhiễm trùng của họ đã được chữa khỏi. Không cần tách biệt một người mang vi khuẩn S. aureus trong mũi không có triệu chứng trừ khi chủng này là MRSA hoặc là nguồn nghi ngờ là có một ổ dịch. The Centers for Disease Control and Prevention khuyến cáo nên đưa bệnh nhân bị nhiễm MRSA vào phòng riêng và phòng ngừa tiếp xúc trong các cơ sở chăm sóc cấp tính nội trú và sử dụng các quy trình cách ly nghiêm ngặt (xem Các chiến lược ngăn ngừa nhiễm trùng máu do Staphylococcus aureus khởi phát tại bệnh viện ở các cơ sở chăm sóc bệnh giai đoạn cấp tính.)

Các hướng dẫn đa ngành về điều trị dự phòng bằng kháng sinh trước khi thực hiện một số loại phẫu thuật cho thấy rằng hầu hết bệnh nhân có thể được tiêm một liều kháng sinh ngoài đường tiêu hóa ngay trước khi phẫu thuật. Cefazolin được sử dụng cho hầu hết các thủ thuật. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có sự xâm lấn của MRSA được ghi nhận bằng nuôi cấy hoặc xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), cần phải thêm vancomycin (2).

Nhiễm trùng thực phẩm do tụ cầu có thể ngăn ngừa bằng cách chuẩn bị thức ăn thích hợp. Bệnh nhân bị nhiễm trùng da tụ cầu không nên chế biến thức ăn, thức ăn nên được ăn ngay hoặc làm lạnh và không để ở nhiệt độ phòng.

Khủ ion hóa cho người mang MRSA

Vi sinh vật S. aureus có thể khiến cho 50% số người mang mầm bệnh và thường trở nên kháng thuốc. Đối với một số người mang MRSA nhất định (ví dụ: bệnh nhân phẫu thuật trước phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật mạch máu và phẫu thuật tim mạch), một số chuyên gia khuyên dùng thuốc làm mất cụm khuẩn ở mũi bằng thuốc mỡ mupirocin 2 lần mỗi ngày trong 5 ngày đến 10 ngày và phác đồ bôi tại chỗ làm mất cụm khuẩn trên cơ thể bằng dung dịch sát trùng da (ví dụ: chlorhexidine) hoặc tắm thuốc tẩy pha loãng (khoảng 5 mL/L) trong 5 ngày đến 14 ngày.

Mupirocin nhỏ mũi tại chỗ đã được chứng minh phần nào hiệu quả trong việc giảm nhiễm trùng MRSA trên bệnh nhân nhập viện (ví dụ: bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức tích cực, những người phải làm đại phẫu). Mặc dù tình trạng kháng mupirocin đang xuất hiện, một nghiên cứu lớn cho thấy giảm 30% nguy cơ nhiễm MRSA sau khi xuất viện trong hơn 1 năm đối với những bệnh nhân bị nhiễm MRSA và được điều trị bằng cách làm mất cụm khuẩn trong 5 ngày, mỗi tháng 2 lần, trong 6 tháng. Mỗi phác đồ làm mất cụm khuẩn trong 5 ngày bao gồm mupirocin 2% nhỏ mũi mỗi ngày một lần, tắm hoặc tắm vòi hoa sen bằng 4% chlorhexidine mỗi ngày một lần và nước súc miệng 0,12% chlorhexidine 2 lần mỗi ngày(1).

Tài liệu tham khảo về phòng ngừa

  1. 1. Huang SS, Singh R, McKinnell JA, et al: Decolonization to reduce postdischarge infection risk among MRSA carriers. N Engl J Med 380:638–650, 2019. doi: 10.1056/NEJMoa1716771

  2. 2. Bratzler DW, Dellinger EP, Olsen KM, et al: Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. Surg Infect (Larchmt) 14(1):73–156, 2013 doi: 10.1089/sur.2013.9999

Những điểm chính

  • Staphylococcus aureus là loài tụ cầu gây bệnh nguy hiểm nhất.

  • Hầu hết các bệnh do tụ cầu liên quan đến sự xâm lấn mô trực tiếp và gây nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng ống thông đường tĩnh mạch, viêm phổi, viêm nội tâm mạc và viêm tủy xương.

  • Một số chủng tạo ra độc tố có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc, hội chứng bong vảy da, hoặc nhiễm trùng thực phẩm.

  • Các chủng kháng methicillin là phổ biến và kháng vancomycin đang xuất hiện ở Hoa Kỳ.

  • Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào nguồn và vị trí nhiễm trùng và mô hình kháng thuốc của cộng đồng hoặc cơ sở.